Trồng răng sứ không có chân răng và 1 số lưu ý quan trọng cần biết

Trồng răng implant là gì?

Việc mất đi răng thật là một tình trạng xấu gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chức năng và thẩm mỹ của hàm răng. Khi không còn chân răng để hỗ trợ, việc tìm kiếm phương án thay thế răng trở nên cấp bách.

Thậm chí, ngay cả việc mất chỉ một chiếc răng cũng có thể gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lệch hoặc sụp xương hàm. Trong tình huống này, trồng răng sứ không có chân răng được đưa ra như một giải pháp tiềm năng. Vậy, phương pháp này hoạt động như thế nào? Hãy cùng khám phá trong bài viết này! 

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất chân răng 

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất chân răng, bao gồm:

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất chân răng 
Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất chân răng
  • Viêm nha chu: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất chân răng. Viêm nha chu là một bệnh nướu răng nhiễm trùng, gây tổn thương cho các cấu trúc hỗ trợ răng bao gồm xương và mô liên kết. Nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể dẫn đến mất chân răng và cuối cùng là mất răng.
  • Tai nạn: Những người gặp phải các tai nạn và va chạm mạnh vào vùng miệng,gây ảnh hưởng đến chân răng và có thể dẫn tới tình trạng mất chân răng hoặc mất răng.
  • Răng mọc lệch, mọc ngầm: Việc răng mọc không đúng vị trí hoặc mọc ngầm dưới nướu có thể gây áp lực lên các chân răng khác, dẫn đến mất chân răng.
  • Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm mất chân răng và mất răng do sự ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá đến cấu trúc và chức năng của răng và nướu.
  • Mắc các bệnh lý như nang bướu xương hàm, ung thư hàm mặt và xương hàm: Các bệnh lý này có thể gây tổn thương và mất chân răng hoặc mất răng.
  • Viêm nướu: Sự tích tụ của vi khuẩn mảng bám, gây viêm nướu có thể dẫn đến mất chân răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Bẩm sinh không có răng hoặc chân răng ngay từ khi còn bé: Một số người có bẩm sinh không có răng hoặc chân răng, điều này có thể gây ra tình trạng mất chân răng hoặc mất răng ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cấu trúc răng không bình thường: Đôi khi, cấu trúc răng không phát triển hoàn thiện từ khi còn nhỏ, dẫn đến việc mất chân răng khi trưởng thành. 

Cách bọc răng sứ thẩm mỹ hiện nay? Ưu nhược điểm của từng loại răng sứ

 

 Các hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng 

Mất chân răng hoặc răng sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến tính thẩm mỹ của hàm răng. Nó có thể làm giảm tự tin của người mắc bệnh trong giao tiếp với người khác. Không chỉ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân, mất chân răng còn có những hậu quả tâm lý khác.

Khi mất răng, xương ổ răng sẽ bị hấp thụ dần, đồng nghĩa với việc chiều rộng của xương giảm đi khoảng 25% trong năm đầu tiên.

Điều này làm giảm chiều cao tổng thể của xương và dẫn đến mất mô nướu. Khi xương mất đi chiều cao, khả năng nhai và nói của người mắc bệnh có thể bị suy giảm. Việc tiêu thụ thực phẩm không được nghiền nát có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Các hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng 
Các hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng

Hơn nữa, mất chân răng cũng ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Khi xương ổ răng mất đi, xương hàm sẽ tiêu lại, làm giảm khoảng cách từ mũi đến cằm. Điều này dẫn đến sụp xuống của một phần ba khuôn mặt dưới, cằm xoay về phía trước và lên trên, và khiến má bị co lại.

Tất cả những thay đổi này có thể làm cho khuôn mặt trông lão hóa và không cân đối, vì vậy nên nhiều người đã tìm đến phương pháp trồng răng sứ không có chân răng để cải thiện tình trạng.

Những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng 

Dưới đây là những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng bạn có thể tham khảo:

Trồng răng sứ không có chân răng theo phương pháp cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là một phương pháp phục hồi răng cố định, thay thế hoàn toàn cho răng bị mất bằng răng giả được cố định vào răng ở hai bên khoảng trống. Đây là một giải pháp thay thể răng giả được cố định tại chỗ, giúp khôi phục nụ cười và giúp bạn tự tin khi giao tiếp.

Một trong những lợi ích quan trọng của cầu răng sứ là khôi phục không chỉ hàm răng bị mất mà còn cung cấp chỗ ngồi đúng cho những răng lân cận, giúp tránh tình trạng răng lệch lạc, đẩy vào nhau và ảnh hưởng đến vị trí của các răng khác trong quá trình nhai.

 Trồng răng sứ không có chân răng theo phương pháp cầu răng sứ 
Những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng 

Về tuổi thọ, phương pháp trồng răng sứ không có chân răng này có thể tồn tại trong nhiều năm nếu được chăm sóc và vệ sinh hàng ngày đúng cách.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị rút ngắn tuổi thọ, đặc biệt là khi răng lân cận bị mòn hoặc men răng yếu. Nếu răng số 7 (răng cuối cùng) bị mất, việc áp dụng phương pháp cầu răng sứ có thể gặp khó khăn, còn răng số 8 (răng khôn) thường được sử dụng làm trụ cho cầu răng sứ.

Sau một thời gian sử dụng (từ 7 – 10 năm), cầu răng sứ có thể làm giảm phần nướu xung quanh, dẫn đến mòn răng và cần phải thay thế cầu răng mới thông qua quá trình điều trị nha khoa.

 

Bọc răng sứ có đau không? Quy trình làm răng sứ

Trồng răng sứ không có chân răng với cách sử dụng hàm giả tháo lắp 

Hàm giả tháo lắp là một phương pháp trồng răng sứ không có chân răng đang được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi và giá thành thấp.

Được thiết kế với phần mô nướu và răng giả để cấy ghép trực tiếp lên nướu, với mô nướu được làm từ các vật liệu giúp tương đồng với nướu thật nhất có thể. Phần răng giả có thể được làm từ sứ hay đồng, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Trồng răng sứ không có chân răng với cách sử dụng hàm giả tháo lắp 
Những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng

Mặc dù hàm giả tháo lắp có nhiều lợi ích như giá thành thấp và tính tiện lợi, tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng phục hồi một phần chức năng nhai và thẩm mỹ, không mang lại lợi ích dài hạn. Ngoài ra, hàm giả khó thay thế cho chân răng đã mất, không ngăn ngừa được tiêu xương.

Quá trình làm hàm giả cũng đòi hỏi sự cầu kỳ và tốn kém về thời gian và tiền bạc. Nếu không được vệ sinh kĩ càng và đúng cách, hàm giả có thể gây khô miệng và liên quan đến vấn đề sâu răng. Ngoài ra, hàm giả cũng dễ bị hư hỏng trong quá trình ăn uống và thường cần phải được thay thế sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

Trồng răng sứ không có chân răng và cấy ghép Implant 

 Khác với hai phương pháp trên, cấy ghép Implant được coi là lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng tốt nhất khi mất chân răng. Thay vì sử dụng hàm giả truyền thống, các bác sĩ sẽ đặt một trụ Titan trực tiếp vào xương hàm của bạn, đóng vai trò như một chân răng nhân tạo để kích thích xương hàm phát triển.

Sau đó, một mảnh kết nối gọi là trụ cầu được đặt lên trên Implant để nâng đỡ mão răng. Kết quả là, cấy ghép Implant có thể mang lại sức nhai và lực cắn giống như răng tự nhiên, đồng thời ổn định hơn và giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.

Trồng răng sứ không có chân răng và cấy ghép Implant 
Những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng 

Cấy ghép Implant cũng là lựa chọn thay thế răng duy nhất giúp bảo vệ và kích thích sự phát triển của xương hàm. Điều này giúp giữ lại nụ cười tự nhiên nhất cho bạn và đem lại sự thoải mái trong hoạt động nhai.

Đồng thời, tuổi thọ của răng Implant cũng rất lâu dài, có thể lên tới 25 năm hoặc thậm chí sử dụng được trọn đời. Đây là một lợi điểm lớn của phương pháp này, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc duy trì và thay thế lại răng giả thường xuyên như hàm giả truyền thống.

 

Cách bọc răng sứ thẩm mỹ hiện nay? Ưu nhược điểm của từng loại răng sứ

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc

Sau khi đã hoàn tất quá trình bọc răng sứ, điều quan trọng tiếp theo bạn cần làm đó chính là học cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc để duy trì một hàm răng khỏe mạnh và giúp kéo dài tuổi thọ cho chúng.

Bỏ các thói quen xấu

Nếu bạn có thói quen cắn móng tay, nước đá, đầu bút hoặc bất cứ thứ gì khác ngoài thức ăn thì giờ là lúc bạn nên tập bỏ với những thói quen xấu đó. Việc cắn đồ cứng có thể gây áp lực lớn lên mão răng sứ khiến nó có nguy cơ bị mẻ, nứt hoặc vỡ.

Điều này cũng có thể làm lỏng thân răng, để lộ phần răng còn lại bên dưới tiếp xúc với vi khuẩn và khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng hoặc nhiễm trùng.

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc

Hình thành và duy trì thói quen tốt

Cách quan trọng nhất để bảo vệ sự toàn vẹn của răng bọc sứ là thực hành chăm sóc răng miệng tốt. Mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ đều hiểu rõ về việc dạy con nên đánh răng hai lần một ngày, tuy nhiên nhiều người lớn lại không thực hiện thói quen này, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Hãy đảm bảo chải răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày kể cả bạn có bọc răng sứ hay không. Bạn cũng nên súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn mỗi ngày. Nước súc miệng được thiết kế để bảo vệ kháng khuẩn cho các kẽ hở trong miệng mà bàn chải đánh răng khó chạm tới.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt không chỉ là đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Sâu răng thường xảy ra do vi khuẩn trong miệng tiếp xúc với nhiều đường.

Vì vậy, điều quan trọng là hạn chế lượng thức ăn và đồ uống có đường mà bạn tiêu thụ một cách thường xuyên như hạn chế ăn kẹo, bánh quy, bánh ngọt và nước ngọt có hàm lượng đường cao.

Đặc biệt hạn chế các thực phẩm hoặc đồ uống có lượng đường cao ngay trước khi đi ngủ do cặn thức ăn và đường có thể bám lại trên răng qua đêm.

Ngoài ra bạn cũng nên tránh thực hiện những thói quen xấu sau:

Thức ăn cứng

Thức ăn cứng đều không thân thiện với bất kỳ loại răng nào, đặc biệt là răng sứ. Thực phẩm cứng hoặc dai như các loại hạt, kẹo cao su và nước đá có nguy cơ làm mão răng sứ của bạn bị bung ra hoặc bị hỏng theo thời gian.

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Trong thời gian đầu mới bọc răng sứ, bạn có thể nhận thấy răng của mình đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Điều này là bình thường và hầu hết bệnh nhân đều thấy thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Bạn nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Thức ăn hoặc đồ uống có màu

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc

Hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống có màu như cà phê, trà để tránh tình trạng răng sứ bị nhiễm màu.

Kem đánh răng có chất mài mòn

Hiện nay trên thị trường có một số loại kem đánh răng chứa chất mài mòn có nguồn gốc từ silica, than củi hoặc các nguyên tố khác.Các chất này có chứa trong hầu hết các loại kem đánh răng làm trắng hiện nay, xu hướng gần đây là kem đánh răng than hoạt tính.

Nếu bạn đang bọc răng sứ, nên tránh xa kem đánh răng có chứa chất mài mòn và chọn loại không chứa các chất này.

Kiểm tra nha khoa định kỳ

Duy trì kiểm tra nha khoa định kỳ thậm chí quan trọng hơn nếu bạn có bọc răng sứ. Việc kiểm tra định kỳ hai lần một năm, nha sĩ có thể kiểm tra răng sứ và xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi trở nên nghiêm trọng.

 

Những triệu chứng sau khi bọc răng sứ và 1 số cách khắc phục hiệu quả

 

Nên lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng ở đâu?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng ở đâu thì Nha khoa Bedental sẽ luôn là một trong những lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nha khoa và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Nha khoa Bedental cam kết sẽ đem đến cho bạn một nụ cười hoàn hảo và tự tin.

Nên lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng ở đâu?
Nên lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng ở đâu?

Tại Nha khoa Bedental chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một không gian nha khoa hiện đại, vệ sinh và thoải mái, giúp bạn có được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và thân thiện.

Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ tận tâm, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn từ khâu tư vấn, chuẩn đoán đến quy trình trồng răng sứ không có chân răng, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu trong việc trồng răng sứ không có chân răng để lấy lại một nụ cười tự tin khi giao tíe hãy đến với Nha khoa Bedental để trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng với kết quả mà chúng tôi mang lại.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cần thiết cho băn khoăn của nhiều bạn xung quanh vấn đề trồng răng sứ không có chân răng cũng như giải đáp thắc mắc nên lựa chọn trồng răng sứ không có chân răng ở đâu. Nếu vẫn còn bất kì thắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nga để được tư vấn và giải đáp.

 

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *