Trám răng có đau không? 1 số phương pháp và vật liệu trám răng phổ biến

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp được sử dụng nhằm khắc phục tinh trạng hư hỏng của răng thông thường trong nha khoa. Mặc dù đây là phương pháp tương đối đơn giản và phổ biến trong nha khoa nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc trám răng là gì? và liệu trám răng có đau không, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng bằng gì?

Trám răng bằng gì? Trám răng là một phương pháp phổ biến và đơn giản trong lĩnh vực nha khoa để phục hồi hình dáng và chức năng của răng bị sâu hoặc sứt mẻ. Phương pháp này sử dụng các vật liệu như Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng… để tái tạo vị trí răng bị tổn thương.

Hiện nay, Composite là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong trám răng. Đặc điểm của Composite là tương tự với cấu trúc răng tự nhiên, đồng thời ít gây kích ứng với cơ thể.

Trám răng là gì?
Trám răng là gì?

Trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ làm sạch kỹ vùng răng bị tổn thương, sau đó áp dụng vật liệu trám vào vị trí cần khôi phục.

Sau khi vật liệu được đặt vào, nha sĩ sẽ tạo hình và đánh bóng để đảm bảo răng trám có hình dáng và màu sắc gần như giống răng tự nhiên. Quá trình này không chỉ khôi phục chức năng ăn nhai mà còn thu hẹp vùng tổn thương, giúp bảo vệ răng và cung cấp một nụ cười đẹp tự nhiên.

Giá trám răng bao nhiêu hiện nay? Quy trình trám răng 

Trám răng bằng gì?

Có thể thấy, trám răng là phương pháp làm đầy phần răng bị vỡ. Vậy trám răng bằng gì?

Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng trong trám răng. Phổ biến nhất là :

Trám răng Composite

Composite là loại vật liệu được sử dụng phổ biến có màu giống răng tự nhiên, an toàn và lành tính. Phương pháp này còn thường được gọi với tên gọi khác là phủ sứ nanon.

  • Ưu điểm: có màu sắc gần như giống với răng thật, thích hợp để trám răng cửa
  • Nhược điểm: Tuổi thọ của Composite khoảng 5 năm, ngắn hơn Amalgam. Đồng thời khả năng chịu lực của loại vật liệu này cũng rất kém nên thường không được dùng để khám những vị trí vỡ lớn.

Trám răng Amalgam (trám răng bạc)

Trám răng bằng gì?

Trám răng Amalgam là phương pháp trám bạc lâu đời được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay bởi mức giá rẻ và tuổi thọ cao.  Amalgam là hợp chất được tạo ra từ thủy ngân, bạc, kẽm, thiếc và đồng.

  • Ưu điểm: là phương pháp trám răng giá rẻ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Tuổi thọ trung bình của Amalgam có thể lên đến 10-15 năm.
  • Nhược điểm: là hỗ hợp từ kim loại và thủy ngân nên tính thẩm mỹ không cao. Không phù hợp trong các trường hợp trám răng cửa, răng phía trước.

Trám răng bằng sứ

Ngày nay trám răng bằng sứ khá phổ biến và được sử dụng trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là những trường hợp nứt mẻ răng kích thước lớn, đòi hỏi nhiều về kỹ thuật.

  • Ưu điểm: tình thẩm mỹ cao bởi sứ có màu ngà gần với răng thật, khả năng chống ăn mòn và bám bẩn cũng cao hơn các chất liệu còn lại. Tuổi thọ sử dụng cao, có thể lên đến 10 năm.
  • Nhược điểm: chi phí trám cao hơn.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền hiện nay? Quy trình trám răng 

Trám răng bằng vàng

Trám răng bằng gì?

Vàng cũng là một trong những loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong trám răng thẩm mỹ. Chúng giúp tăng độ cứng và khả năng chịu lực cho răng, bên cạnh đó tốc độ ăn mòn của vàng cũng sẽ chậm hơn so với các kim loại khác.

  • Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực cao hơn, độ bền tốt, ít bị ăn mòn hơn những loại vật liệu khác.
  • Nhược điểm: chi phí trám răng bằng vàng thường khá cao và đắt đỏ.

Trám răng bằng GIC

GIC là viết tắt của Glass Ionomer Cement là loại vật liệu được làm thành từ polyacrylic axit và fluoroaluminosilicate.

  • Ưu điểm: GIC không chứa flour nên có độ an toàn và lành tính cao, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. GIC còn có khả năng giúp gắn chặt các vết nứt lại với nhau, hạn chế tình trạng nứt vết trám.
  • Nhược điểm: tính thẩm mỹ không cao bởi màu sắc vẫn chưa được tự nhiên lắm.

Những trường hợp cần thực hiện biện pháp trám răng

Trước khi tìm hiểu trám răng có đâu không, chúng ta cần hiểu rằng không phải tất cả các trường hợp sâu răng đều cần phải trám. Quyết định có thực hiện kỹ thuật trám răng hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng miệng từng người.

Dưới đây là một số trường hợp cần thực hiện biện pháp trám răng:

Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến, chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Khi một vùng răng bị sâu và đã tạo thành lỗ, trám răng được sử dụng để khắc phục vết sâu và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào nhân răng.

Sâu răng
Những trường hợp cần thực hiện biện pháp trám răng

Chấn thương răng

Trong một số trường hợp tai nạn không mong muốn, răng có thể bị gãy vỡ hoặc sứt mẻ, gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân.

Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng có thể giúp khôi phục răng trở lại hình dáng gần như ban đầu, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân.

Tuy nhiên, đối với những răng bị chấn thương nặng, sứt mẻ lớn vượt quá 1/3 thân răng, phương pháp trám răng có thể gặp khó khăn. Việc sử dụng miếng trám quá lớn không chỉ không đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn dễ dàng bị bong tróc.

Trong những trường hợp như vậy, nha sĩ sẽ xem xét các phương pháp điều trị khác như ghép răng giả hoặc can thiệp khác phù hợp để khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho răng bị tổn thương.

Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy

Răng thưa

Trường hợp bệnh nhân có răng thưa, đặc biệt là thưa răng ở vị trí răng cửa vẫn có thể sử dụng vật liệu trám để trám kín. Tuy nhiên, phương pháp trám cũng chỉ áp dụng với trường hợp răng thưa kẽ hở nhỏ, cụ thể là không vượt quá 2mm.

Răng thưa
Những trường hợp cần thực hiện biện pháp trám răng

Mòn cổ chân răng

Có những thói quen xấu trong quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể gây mài mòn men răng và dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng.

Sử dụng bàn chải có lông quá cứng, chải răng quá mạnh tay và chải theo chiều ngang trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho men răng. Một dấu hiệu phổ biến của tình trạng mòn cổ chân răng là xuất hiện vết khuyết hình chêm ở cổ răng, gần vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu.

Để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng, nha sĩ có thể sử dụng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mài mòn. Quá trình trám răng chỉ được thực hiện khi vết khuyết trên răng còn nông, tức là chưa ảnh hưởng sâu vào cấu trúc răng và không tác động đến tủy răng.

Tuy nhiên, đối với những vết khuyết ăn sâu vào cấu trúc răng và tác động đến tủy, phương pháp trám răng không thể áp dụng.

Trám răng có đau không?

Qúa trình trám răng hầu như sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào hết vì trước khi tiến hành trám nha sĩ sẽ trực tiếp gây tê ở vùng răng cần trám. Vì vậy hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được gì trong suốt quá trình này.

Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm hoặc vùng cần trám bị viêm nhiễm nặng thì việc làm sạch vùng răng sâu cần trám sẽ gây ra một ít khó chịu và tê. Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ ở mức nhẹ và trong giới hạn có thể chịu đựng được.

 

Trám răng có đau không?
Trám răng có đau không?

Trong trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nặng hoặc răng mẻ lớn và ảnh hưởng đến phần tủy, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy trước khi tiến hành trám răng bằng vật liệu chuyên dụng. Việc điều trị tủy có thể gây một số cảm giác nhói và ê buốt, nhưng bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân.

Ngoài ra tình trạng đau đớn trong quá trình trám răng sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và tay nghề của bác sĩ, cũng như công nghệ và trang thiết bị sử dụng trong quá trình điều trị. 

Bị sâu răng nên làm gì? Những cách điều trị hiệu quả  

Các lưu ý sau khi thực hiện trám răng

Sau khi trám răng, có một số lưu ý quan trọng để bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý sau khi thực hiện trám răng:

-Tránh ăn uống trong khoảng thời gian cố định: Thường thì sau khi trám răng, vật liệu trám cần thời gian để cứng lại hoàn toàn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về thời gian này, nhưng thông thường là từ 1-2 giờ.

Trong khoảng thời gian này bạn hãy tránh ăn uống những thức uống nóng, lạnh hoặc cứng để tránh làm hỏng hoặc gây tổn thương vật liệu trám.

-Hạn chế thức ăn cứng và nhai mạnh: Trong 24-48 giờ sau khi trám răng, hạn chế ăn những thức ăn cứng và nhai mạnh. Điều này giúp tránh tạo áp lực lên vật liệu trám và giữ cho phần răng đã trám ổn định.

Hạn chế thức ăn cứng
Các lưu ý sau khi thực hiện trám răng

-Hạn chế thức ăn có màu sậm: Trong 48 giờ đầu sau khi trám răng, hạn chế tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống có màu sậm như cà phê, nước mắm, rượu vang đỏ, nước cam… Vật liệu trám có thể hấp thụ màu từ những chất này và dẫn đến thay đổi màu sắc không mong muốn.

-Chú ý đến vệ sinh răng miệng: Tiếp tục chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ điều trị để làm sạch kẽ răng. Đảm bảo bạn chải răng nhẹ nhàng, tránh áp lực quá mạnh và chải theo hướng dọc theo răng.

Chú ý đến vệ sinh răng miệng
Các lưu ý sau khi thực hiện trám răng

-Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc và duy trì trám răng. Hãy tuân thủ các chỉ dẫn và định kỳ kiểm tra tái khám theo lịch trình đã được đề ra.

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào sau khi trám răng, như đau đớn không thể chịu hãy liên hệ ngay với nha sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xử lý vấn đề để đảm bảo rằng quá trình trám răng diễn ra đúng cách và không có vấn đề gì xảy ra.

Qua bài viết trên, ta thấy việc trám răng có đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng với kỹ thuật ngày càng hiện đại, mức độ đau sẽ giảm xuống tối đa. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào về việc trám răng, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ Nga để được tư vấn và điều trị thích hợp nhé.

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *