Niềng răng trước và sau thay đổi khuôn mặt thế nào?

Mắc cài niềng răng

Phương pháp niềng răng thẩm mỹ đang ngày càng phổ biến bởi khả năng hiệu quả trong việc khắc phục các vấn đề về hàm răng, khớp cắn và tạo sự hài hòa cho khuôn miệng. 

Vậy khi niềng răng trước và sau thì mọi người sẽ có những thay đổi ra sao? Bác sĩ Nga sẽ giải đáp các thông tin chi tiết nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu phương pháp niềng răng 

Chỉnh nha, hay niềng răng, là một phương pháp sử dụng các công cụ nha khoa đặc biệt để điều chỉnh vị trí của các răng và xương hàm.

Phương pháp này giúp khắc phục các vấn đề như răng thưa, răng khấp khểnh, răng chen chúc, răng hô, cũng như các vấn đề liên quan đến khớp cắn và xương hàm như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn hở, hô xương và móm xương.

Giới thiệu phương pháp niềng răng 
Giới thiệu phương pháp niềng răng

Các thay đổi hình dáng khuôn mặt khi niềng răng trước và sau

Nhiều người vẫn thường thắc mắc các thay đổi hình dáng khuôn mặt khi niềng răng có thực sự xảy ra khi niềng răng hay không.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho hàm răng không hoàn hảo, gây mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Những vấn đề về răng miệng có thể gây ảnh hưởng đến diện mạo, làm cho khuôn mặt trở nên chưa thực sự hài hòa và đẹp mắt.

Theo các chuyên gia, khi có khuôn hàm rộng, khuôn mặt có thể trông to và không cân đối so với tổng thể. Trong trường hợp răng hô móm hoặc hàm trên và hàm dưới không cân xứng, khuôn mặt sẽ không có góc nghiêng tự nhiên.

Các thay đổi hình dáng khuôn mặt khi niềng răng trước và sau
Các thay đổi hình dáng khuôn mặt khi niềng răng trước và sau

Đa số các trường hợp đều xuất hiện các thay đổi hình dáng khuôn mặt khi niềng răng bởi khi đó các răng đã có sự thay đổi vị trí dẫn tới ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.

Để hiểu rõ hơn về việc niềng răng có thể mang lại kết quả đẹp như thế nào và đưa ra quyết định điều trị nha khoa sớm, bạn có thể tham khảo một số trường hợp niềng răng trước và sau dưới đây:

Niềng răng mặt trong là gì? Có mấy loại, Ưu và nhược điểm

Niềng răng hỗ trợ tạo cằm V-line

Khi niềng răng để khắc phục các vấn đề như răng móm, răng hô, răng khểnh, sự thay đổi trên khuôn mặt trước và sau. 

Quá trình này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như tình trạng ban đầu của răng, phương pháp niềng, mức độ can thiệp và cơ địa của mỗi người đều ảnh hưởng đến mức độ thay đổi.

Trong thời đại hiện nay, cằm V-line được coi là tiêu chuẩn về cái đẹp, và nhiều người phải phẫu thuật để có được khuôn mặt như vậy. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần niềng răng cũng đủ để có được khuôn mặt hoàn hảo với cằm V-line.

Nguyên nhân là do quá trình niềng răng không chỉ kéo răng về vị trí đúng mà còn ảnh hưởng đến xương hàm.

Khi xương hàm dần ổn định sau một thời gian, khuôn mặt sẽ được định hình trở lại, có thể là cằm tròn, cằm vuông hoặc cằm hình chữ V, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Mặt thon gọn hơn

Quá trình niềng răng chắc chắn mang lại sự cải thiện vì nó giúp khắc phục các vấn đề như răng lệch, răng hô móm và đặc biệt là khuôn hàm rộng.

Một khi quá trình niềng răng hoàn thành, hàm răng được điều chỉnh và cải thiện đáng kể.

Điều này đặc biệt rõ ràng trên khuôn mặt, làm cho khuôn mặt trở nên thon gọn hơn do cấu trúc răng được ổn định và răng nằm đúng vị trí theo kế hoạch điều trị.

Niềng răng cho cảm giác mũi cao hơn

Một sự hiểu lầm phổ biến là niềng răng có thể làm cho mũi cao hơn.

Tuy nhiên, thực tế là niềng răng không ảnh hưởng đến chiều cao của mũi. Sự thay đổi đến từ tương quan giữa góc miệng và mũi.

Sau quá trình niềng răng, khi khuôn miệng trở nên cân xứng hơn và góc giữa mũi và miệng mở rộng, mũi có cảm giác trông rõ ràng hơn và có vẻ cao hơn.

Các thay đổi khả năng ăn nhai trước và sau khi niềng răng

Khớp cắn và tương quan hàm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tiếp xúc chính xác giữa hai hàm răng, cho phép hàm răng di chuyển chuẩn xác để nhai thức ăn một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, những vấn đề về răng có thể làm hạn chế chức năng nhai bình thường, ví dụ:

  • Khớp cắn ngược: Răng hàm dưới chìa ra ngoài, che phủ toàn bộ răng hàm trên, làm mất sự cân xứng của khuôn mặt.
  • Khớp cắn hở: Hai hàm răng không khít với nhau, tạo ra một khoảng trống, khiến lưỡi có thể nhìn thấy từ phía trước khi giao tiếp.
  • Khớp cắn hạng 2: Răng hàm trên chìa ra bên ngoài quá mức, gây sự không đối xứng của hai hàm, khiến môi trở nên chênh lệch và không đồng đều.
  • Khớp cắn chéo: Răng ở hai hàm bị lệch theo nhiều hướng khác nhau, gây mất đối xứng của các răng.
  • Khớp cắn đối đỉnh: Phần răng cửa của hàm trên chạm vào phần răng cửa của hàm dưới, khiến hai hàm không tiếp xúc chính xác với nhau.
Các thay đổi khả năng ăn nhai trước và sau khi niềng răng
Các thay đổi khả năng ăn nhai trước và sau khi niềng răng

Với những vấn đề khớp cắn không đúng, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Vì vậy, một trong những thay đổi quan trọng trước và sau quá trình niềng răng là giúp cải thiện chức năng nhai và khắc phục những vấn đề sau:

  • Cải thiện chức năng nhai, giúp quá trình ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
  • Giảm tải công của cơ hàm, giảm đau khớp và các vấn đề liên quan đến khớp cắn.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, do việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn và giúp phát âm chuẩn hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, vì thức ăn được nghiền nhuyễn ho

Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý

Một số hạn chế trước và sau niềng răng

Trong quá trình niềng răng, việc đeo mắc cài có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Ban đầu, có thể gặp một số tác hại như sụt cân, khó khăn trong việc hóp thái dương và hóp má.

Ngoài ra, người bệnh thường phải chịu đau và khó chịu do mắc cài được siết chặt theo kỳ hẹn với bác sĩ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, khi độ siết răng tăng lên.

Có thể nói là cao điểm của sự khó chịu là trong khoảng 1-2 tháng đầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng.

Tuy nhiên, khi quen dần với niềng răng, bạn sẽ có thể ăn uống bình thường hơn và không cảm thấy khó chịu do độ siết răng.

Một số hạn chế trước và sau niềng răng
Một số hạn chế trước và sau niềng răng

Một vài lưu ý trước và sau khi niềng răng

Quá trình niềng răng móm, hô có thể mang lại sự thay đổi đáng kể cho hình ảnh trước và sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha.

Để đạt được kết quả tốt, bạn nên thực hiện niềng răng tại các cơ sở uy tín và đồng thời chú ý chăm sóc trước và sau quá trình niềng. 

Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý trước và sau khi niềng răng sau:

Trước khi niềng răng

  • Nếu muốn thay đổi hình ảnh trước và sau khi niềng thì bạn hãy di chuyển đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, hiểu rõ hơn vấn đề răng như thế nào. Sau đó tùy vào mức độ nặng nhẹ thì bác sĩ sẽ tư vấn cách thức giải quyết phù hợp.
  • Trường hợp răng lệch lạc hay các bệnh lý khác về răng thì cần chụp X-ray răng để biết nguyên nhân xuất phát do răng hay hàm và niềng như thế nào là đẹp.
  • Chú ý lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín và chất lượng để có lộ trình chữa trị phù hợp nhất. Đồng thời ưu tiên lựa chọn bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt. 
  • Trước khi niềng phải điều trị khỏi những vấn đề về răng miệng đang gặp phải như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,… để niềng răng nhanh chóng và hiệu quả.
Trước khi niềng răng
Một vài lưu ý trước và sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng

Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy

Khi mà hàm được bác sĩ nắn chỉnh, dịch chuyển đúng vị trí thì giai đoạn này mọi người cũng phải chú ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ liên quan đến chế độ ăn uống, cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng.
  • Hạn chế dùng thực phẩm quá lạnh, quá nóng, có đường hay thực phẩm quá cứng. Đồng thời hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình niềng.
  • Vệ sinh răng miệng thật tốt là điều quan trọng trong quá trình thực hiện niềng răng, hãy dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hết mảng bám trên khí cụ và đồng thời thăm khám định kỳ đúng yêu cầu để có kết quả tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng
Một vài lưu ý trước và sau khi niềng răng

Thời gian niềng răng tối thiểu trong bao lâu?

Thời gian niềng răng tối thiểu trong bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Thời gian niềng trung bình từ 24 tháng trở lên.

Tuy nhiên thời gian niềng răng tối thiểu trong bao lâu còn tùy thuộc vào từng và 1 vài những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha bao gồm: tuân thủ thăm khám, mang khí cụ, chế độ ăn uống, vệ sinh và chăm sóc răng.

Ngoài ra trong quá trình niềng răng bạn nên:

Thời gian niềng răng tối thiểu trong bao lâu?
  • Tuân thủ lịch hẹn khám bác sĩ đúng theo quy định.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng thời gian mang khí cụ, khay niềng, hoặc thun theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giảm thiểu tiêu thụ đồ ngọt, thực phẩm có đường và tinh bột, vì chúng có thể tạo axit gây sâu răng và các vấn đề liên quan đến lợi. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng hoặc dai, để tránh đứt dây niềng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng.
  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải kết hợp với bàn chải kẽ, và sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa. Hãy đảm bảo sử dụng nước súc miệng thường xuyên.
  • Từ bỏ những thói quen có hại cho việc di chuyển răng như cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng, v.v.

Con người có bao nhiêu cái răng và tên các loại răng

Tuy niềng răng có thể mất một khoảng thời gian  dài, tuy nhiên quá trình này sẽ giúp cải thiện khuôn mặt bạn một cách đáng kể và tích cực.

Hãy tìm hiểu và thảo luận với bác sĩ nha khoa để có được thông tin cụ thể về việc niềng răng để có kết quả phù hợp với bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thông tin về vấn đề niềng răng trước và sau, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nga có thể giải đáp tận tình cho bạn nhé.

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *