Nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp má

Nguyên nhân niềng răng gây hóp má

Hóp má trong quá trình niềng răng là tình trạng nhiều người gặp phải. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người bệnh.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các nguyên nhân, cách khắc phục để bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề niềng răng hóp má nhé!

Giới thiệu phương pháp niềng răng 

Chỉnh nha, hay niềng răng, là một phương pháp sử dụng các công cụ nha khoa đặc biệt giúp điều chỉnh vị trí của các răng và xương hàm.

Phương pháp này giúp khắc phục các vấn đề như răng thưa, răng khấp khểnh, răng chen chúc, răng hô, cũng như các vấn đề liên quan đến khớp cắn và xương hàm như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn hở, hô xương và móm xương.

Qua quá trình này, niềng răng giúp tạo ra một nụ cười mới với răng thẳng, khỏe mạnh, và mang lại sự cân đối và hài hòa cho môi, mũi và cằm.

Giới thiệu phương pháp niềng răng 
Giới thiệu phương pháp niềng răng

Lợi ích của niềng răng

Lợi ích của niềng răng có thể kể đến như:

Đạt chuẩn khớp cắn

Niềng răng giúp khắc phục các vấn đề về khớp cắn như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo và khớp cắn hở. Qua quá trình này, khớp cắn được điều chỉnh về vị trí sinh lý, đảm bảo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.

Bao lâu nên thay đổi bàn chải đánh răng 1 lần?

Cải thiện chức năng ăn nhai

Lợi ích của niềng răng

Khi khớp cắn được điều chỉnh và các răng được sắp xếp cân bằng, chức năng ăn nhai sẽ được cải thiện đáng kể. Sự di chuyển của hàm sẽ tạo ra sự tiếp xúc lực nhai giữa hai hàm trên và dưới, cải thiện khả năng ăn nhai của bạn.

Phòng ngừa bệnh lý răng miệng

Một lợi ích của niềng răng vô cùng lớn đó là có thể góp phần phòng ngừa những bệnh lí liên quan đến răng miệng.

Chỉnh nha giúp làm cho răng đều, thằng và khớp cắn đúng vị trí, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc vệ sinh răng miệng. Điều này có tác động tích cực trong việc phòng ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu và viêm nướu.

Niềng răng trẻ em có mấy phương pháp? Những lưu ý cần biết 

Cải thiện thẩm mỹ

Không chỉ giúp cải thiện khớp cắn và các vấn đề như răng không đều, quá trình niềng răng còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm giúp cho khuôn mặt của bạn có thể trở nên thon gọn và hài hòa hơn rất nhiều so với trước đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng hóp má

Tình trạng hóp má có thể xảy ra sau khi niềng răng, đặc biệt là đối với những người có gương mặt thon gọn và hơi hao.

Ngược lại, đối với những người có khuôn mặt tròn, bầu bĩnh, tình trạng hóp má có thể tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hóp má sau niềng răng.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng hóp má đó là:

Do mất răng nhiều và lâu ngày

Việc mất nhiều răng và kéo dài trong thời gian dài, đặc biệt là những răng hàm lớn nằm ở phía trong, có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng.

Đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hóp má gương mặt, lõm xuống và gầy gò do má không còn được hỗ trợ bởi răng và xương hàm.

Hệ thống răng, xương hàm và các cơ như cơ cắn, cơ gò má thông thường đóng vai trò trong việc nâng đỡ má.

Có nhiều người thắc mắc liệu việc nhổ răng có gây tiêu xương ổ răng hay không, đặc biệt trong quá trình niềng răng.

Thực tế, việc nhổ răng để niềng răng không hoàn toàn dẫn đến hiện tượng tiêu xương ổ răng.

Hiện tượng hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn mất nhiều răng hàm và kéo dài trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây tình trạng niềng răng hóp má
Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng hóp má

Trong quá trình niềng răng, xảy ra đồng thời hai hiện tượng là tiêu xương và bồi đắp xương.

Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương, nhưng trong quá trình chỉnh nha, các răng khác sẽ di chuyển đến vị trí trống và có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới.

Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương này đảm bảo rằng răng di chuyển trong ổ răng và vị trí nhổ răng sẽ được lấp đầy sau khi quá trình niềng răng hoàn tất. Do đó, không có hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng xảy ra.

Do chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi có tác động không nhỏ đến tình trạng hóp má khi niềng răng.

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống: Việc ăn kiêng kem quá mức dẫn đến hóp má, giảm lượng tích trữ mỡ ở vùng má, làm gương mặt trông gầy gò.

Ở giai đoạn đầu khi niềng răng, nha sĩ thường khuyên người bệnh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn đồ ăn mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài.

Hạn chế những va chạm khi nhai vào vị trí nhổ răng hay cọ xát má, môi với khí cụ gây đau nhức.

Hơn nữa, những khí cụ có thể làm bạn thấy cộm, chưa quen và trở lên khó chịu. Sau khi đã quen với việc niềng răng, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường.

Tinh thần không thoải mái là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị hóp má sau khi niềng răng. Niềng răng khiến bạn bị stress, lo lắng quá mức dễ làm cho gương mặt bị hóp lại.

Thói quen ăn nhai

Nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng hóp má

Khi lười hoặc ít ăn nhai, các cơ trong khuôn mặt sẽ trở nên yếu và mềm nhũn, dẫn đến sự chùng xuống của má.

Để hỗ trợ quá trình niềng răng, nên ăn những thức ăn mềm và nhai nhiều để cơ trong khuôn mặt trở nên rắn chắc hơn và tăng khả năng nâng đỡ má.

Kỹ thuật chỉnh nha không đúng

Tình trạng hóp má sau niềng răng cũng có thể phát sinh do kỹ thuật chỉnh nha không đúng.

Khi kỹ thuật chỉnh nha còn hạn chế, sử dụng các khí cụ thô sơ, có thể gây ra sự đau đớn và nguy cơ răng bị lung lay hoặc mất răng.

Do đó, việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ nha sĩ có kinh nghiệm và sử dụng các công nghệ hiện đại là rất quan trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian niềng răng

Thời gian niềng răng kéo dài bao lâu không chỉ tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng răng miệng của mỗi người mà chúng còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Mắc cài niềng răng

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian đeo niềng răng, thời gian ngắn hay dài. Vì các loại mắc cài niềng răng có chức năng giữ, lực kéo, vì vậy loại mắc cài sử dụng sẽ có những ưu điểm và khả năng chỉnh răng khác nhau.

Mức độ xê dịch, lệch lạc của răng

Nếu tình trạng răng lệch lạc ở mức nhẹ, nền xương hàm vững, thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn đi. Còn nếu xương yếu và răng bị lệch lạc nhiều thì thời gian đeo mắc cài cũng như hàm duy trì sẽ kéo dài hơn.

Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý

Vệ sinh răng miệng 

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách có thể sẽ giúp làm giảm thời gian niềng răng.

Ngược lại, nếu vệ sinh sai cách không chỉ gây ra các bệnh liên quan tới răng miệng như dính mảng bám trên mắc cài, hôi miệng, viêm nướu,…sẽ làm mắc cài dễ bong ra hay ảnh hưởng đến men răng, nướu và sức khỏe răng miệng khiến thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn.

Cách khắc phục tình trạng niềng răng hóp má

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng niềng răng hóp má, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện:

  • Tìm kiếm phòng khám nha khoa uy tín và giàu kinh nghiệm: Lựa chọn một phòng khám nha khoa có đội ngũ nha sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và uy tín. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ hóp má khi niềng răng.
  • Theo dõi phác đồ điều trị: Luôn theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị được đề ra bởi bác sĩ. Hợp đồng niềng răng và các cam kết trước khi bắt đầu quá trình niềng cũng nên được đọc kỹ và hiểu rõ.
  • Ghi chép thay đổi của hàm răng: Ghi chép cẩn thận sự thay đổi của hàm răng qua từng giai đoạn niềng răng và thường xuyên trao đổi với bác sĩ. Điều này giúp định hướng cho giai đoạn niềng răng tiếp theo và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.
  • Đi khám đúng lịch hẹn: Tuân thủ đúng lịch hẹn khám và điều chỉnh răng. Không bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn nào để đảm bảo răng được điều chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu và tránh tình trạng hóp má không mong muốn.
  • Duy trì tinh thần và sức khỏe: Giữ tinh thần thỏa mái, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc và tránh stress. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì cân nặng hợp lý, từ đó giảm nguy cơ hóp má.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Để khắc phục tình trạng niềng răng hóp má bạn nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin và khoáng chất, để cải thiện sự phát triển cơ mặt nếu hóp má là do thiếu chất dinh dưỡng.
Cách khắc phục niềng răng hóp má
 Cách khắc phục tình trạng niềng răng hóp má

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau?

Đối với những người niềng răng, thức ăn có thể bị kẹt vào mắc cài hay dây cung, gây khó khăn khi làm sạch và nếu để lâu sẽ hình thành nên mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, kích nướu, hôi miệng.

Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, vừa làm gián đoạn quá trình chỉnh nha. Bởi khi bị các bệnh về răng, bạn cần phải điều trị dứt điểm rồi mới được tiếp tục niềng, gây tốn kém nhiều về chi phí và thời gian.

Do vậy, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng thật cẩn thận và đúng cách, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến răng miệng.

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Khi niềng răng, bác sĩ sẽ yêu cầu đeo/gắn thêm một số khí cụ nha khoa trong miệng. Điều này không những làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn mà còn là điều kiện thuận lợi cho thức ăn bám vào khí cụ, mảng bám hình thành. Từ đó gây ra sâu răng, viêm lợi.

Cho dù đang niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước chăm sóc răng miệng khi niềng răng sau:

  • Bạn nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn (tối thiểu 3 lần/ngày).
  • Sử dụng chí nha khoa hoặc bản chải kẽ để vệ sinh khe kẽ.
  •  Sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flour cao.
  • Nên dùng kèm nước súc miệng.
  •  Tốt hơn nên có máy tăm nước.

Niềng răng trẻ em có mấy phương pháp? Những lưu ý cần biết 

Hóp má khi niềng răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng hóp má khi niềng răng, bạn nên tìm kiếm phòng khám nha khoa uy tín. Nha khoa thẩm mỹ Bedental là một lựa chọn đáng tin cậy cho quá trình niềng răng của bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thông tin niềng răng hóp má, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nga có thể giải đáp tận tình cho bạn nhé.

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *