Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? 7 lưu ý quan trọng khi nhổ răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn là gì?

Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc muộn và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Việc nhổ răng khôn là một giải pháp phổ biến để chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.

Tuy nhiên, có một số yếu tố cần xem xét về nguy hiểm và lưu ý sau khi nhổ răng khôn. Vậy nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Răng khôn là gì?

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hai hàm răng. Thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25, tuy nhiên, cũng có những trường hợp răng khôn mọc sau tuổi này. Mỗi người thường có bốn chiếc răng khôn, hai chiếc trong mỗi hàm.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Do vị trí của chúng, gần với thành xương và trong cùng cửa hàm, răng khôn thường gây ra những vấn đề như mọc chồng lấn, mọc xiên vào răng kế bên, gây sưng lợi, đau răng và nguy cơ nhiễm trùng vùng lợi xung quanh.

Do không có công dụng quan trọng trong quá trình nhai nghiền thức ăn, răng khôn thường được loại bỏ thông qua quá trình nhổ răng.

Một người có bao nhiêu răng khôn?

Thực tế thì ta vẫn có tới 32 cái răng vì thêm 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, chúng mọc sau 28 chiếc răng. Vấn đề xảy ra khi chúng không còn đủ chỗ trên hàm để mọc theo hướng bình thường nên phải tự tìm đường khác mọc.

Chúng có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ngay bên cạnh hoặc có thể mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì tắc và ngừng mọc vĩnh viễn.

Tổng hợp các hình ảnh viêm nướu răng dễ nhận thấy nhất

Biến chứng răng khôn gây ra

Biến chứng răng khôn gây ra

Chính vì vị trí răng đặc biệt vì vậy khi mọc, nhiều người thường gặp phải những biến chứng răng khôn gây ra điển hình như:

  • Sâu răng

Do răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó để vệ sinh thức ăn, vì thế mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại. Vấn đề đặc biệt khó hơn khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch mọc đâm sang răng bên cạnh. Sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng.

  • Viêm lợi

Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to.

Viêm lợi nếu tái phát nhiều lần cho đến khi răng khôn được chữa trị, càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm ngày càng lớn.

  • Huỷ hoại xương và hàm răng

Khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở khu vực đó.

Trong một số trường hợp, nếu những biến chứng răng khôn gây ra răng khôn chưa được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ… xung quanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, chúng ta có thể xem xét thông qua các dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc như:

– Đau nhức quanh lợi. Ngay khi răng bắt đầu nhú lên, người bệnh sẽ cảm thấy ê nhức từ bên trong. Răng càng nhú lên thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài.

Lúc đầu đau nhức sẽ xuất hiện quanh vùng lợi mọc răng. Trong trường hợp răng mọc lệch sẽ làm đau răng hàm bên cạnh và các vùng lân cận.

– Sưng lợi: Khi mọc răng khôn người bệnh thấy hàm của mình nặng nề hơn và gặp khó khăn trong việc cử động cơ miệng gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp. Thậm chí nuốt nước bọt cũng đau và nhiều khi không mở được hàm.

– Đau nhức đầu và có thể sốt: Sốt nhẹ là dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn. Những cơn đau nhức, sưng tấy là nguyên nhân gây sốt, tuy nhiên khi răng đã ổn định những cơn sốt cũng sẽ biến mất nhanh

– Chán ăn: Một trong những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc mà nhiều người bỏ qua đó là cảm giác chán ăn vì nhiều người thường nhầm tường đây chỉ là một cảm giác thông thường.

 Đau nhức, mệt mỏi khiến bệnh nhân chán ăn, không nhai được. Bên cạnh đó, khi thức ăn không may đụng vào phần lợi đang sưng sẽ gây ra cảm giác đau buốt và không muốn ăn.

Bị sâu răng nên làm gì? Những cách điều trị hiệu quả  

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Một vấn đề mà nhiều người đang quan tâm là liệu nhổ răng khôn có mang lại nguy hiểm hay không. Hiện nay, quá trình nhổ răng khôn rất phổ biến và hiếm khi gây ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ hiện đại. Tuy vậy, vẫn cần lưu ý đến một số nguy cơ tiềm ẩn khi nhổ răng khôn như:

  • Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Việc ổ răng bị viêm nhiễm có thể làm cho lợi và xương hàm sưng đau, có dịch mủ và mùi hôi. Điều này xảy ra khi người bệnh không tuân thủ quy trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu không được điều trị, viêm nhiễm ổ răng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, với các triệu chứng như sốt cao, cảm giác lạnh rét, nhịp tim nhanh và yếu.
  • Tổn thương dây thần kinh: Một số người có thể trải qua các triệu chứng như ngứa ở vùng răng, môi dưới hoặc lưỡi sau khi nhổ răng khôn. Thường thì những triệu chứng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không phải là vĩnh viễn.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Để giảm thiểu nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước quá trình phẫu thuật. Sau khi nhổ, tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng là rất quan trọng.

Nên làm gì trong thời gian răng khôn mọc?

Răng khôn khó vệ sinh hơn các răng khác nên dễ bị sâu răng. Khi mọc răng khôn, bạn có thể giúp nướu giảm nguy cơ nhiễm trùng như:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng;
  • Uống nhiều nước: điều này giúp loại bỏ thức ăn và vi khuẩn khỏi răng và nướu;
  • Tránh thực phẩm có đường: thực phẩm ngọt có thể mắc kẹt bên trong nướu hoặc tạo thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Trong một số trường hợp, các biện pháp điều trị răng khôn tại nhà có thể không làm giảm cơn đau do răng khôn mọc lệch. Khi đó, bạn nên đến khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ tư vấn kịp thời, trường hợp bất khả kháng sẽ cần nhổ bỏ.

Với phương pháp nhổ răng truyền thống, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ để nới lỏng răng khôn khỏi ổ răng, sau đó rạch những đường nhỏ xung quanh răng và có thể phân răng khôn thành những mảnh nhỏ hơn trước khi nhổ.

Top 9 cách trị nhức răng tức thời và các lưu ý khi thực hiện

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn? Bạn nên suy nghĩ ngay đến việc thăm khám nha sĩ và loại bỏ răng khôn khi bắt đầu cảm thấy khó chịu do tình trạng răng số 8 mọc lệch.

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Trường hợp nên nhổ 

  • Răng số 8 mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
  • Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.
  • Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.
  • Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
  • Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.
  • Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.
  • Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
Trường hợp nên nhổ 
Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Trường hợp không nên nhổ

  • Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
  • Răng số 8 xuất hiện không làm hỏng răng số 7.
  • Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
  • Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,…
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng số 8 của mình để có được sự tư vấn thích hợp

Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý

Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết

Trước và sau khi nhổ răng khôn, hãy ghi nhớ những lưu ý khi nhổ răng khôn cơ bản sau đây:

  • Hạn chế cử động cơ hàm và nói chuyện sau khi loại bỏ răng khôn, để tránh chảy máu nhiều hơn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương bằng ngón tay, lưỡi hoặc các đồ vật khác. Hạn chế hắt hơi mạnh, ho mạnh hoặc xì mũi, vì những hành động này có thể kích thích vết thương và gây ra chảy máu.
  • Sử dụng chườm má bằng đá lạnh để giảm sưng và kiểm soát chảy máu. Đặt đá lên vùng sưng khoảng 10-20 phút cho mỗi bên. Nếu sưng và đau nặng hơn, hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để giảm tình trạng này.
  • Súc miệng từ tốn bằng nước muối sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn có thể đánh răng sau 24 giờ kể từ khi nhổ răng, nhưng hãy tránh chải răng ở vùng gần vị trí nhổ.
  • Nghỉ ngơi đúng mức sau quá trình nhổ răng khôn. Trong vòng 2 ngày, tránh hoạt động mạnh và tìm thời gian nghỉ ngơi, đặt gối cao khi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Tránh thức ăn quá nóng, quá cứng. Chọn những món dễ nhai và dễ nuốt.
  • Nếu xảy ra hiện tượng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra lại.
  • Tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp bạn qua quá trình nhổ răng khôn một cách an toàn và nhanh chóng, và đảm bảo sự phục hồi tốt cho răng miệng của bạn.
Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết
Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề nhổ răng khôn có nguy hiểm không? và có thêm một số những thông tin về những lưu ý khi nhổ răng khôn.

 Mặc dù là một thủ thuật phổ biến nhưng việc nhổ răng khôn vẫn tồn tại một số nguy cơ, do đó bạn cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin để tiến hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nga để được hỗ trợ tận tình nhé!

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *