Nhổ răng khôn có đau không? 7 lưu ý quan trọng khi nhổ răng khôn

Những trường hợp nên nhổ răng

Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc muộn và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Việc nhổ răng khôn là một giải pháp phổ biến để chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.

Tuy nhiên nhiều người vẫn thường băn khoăn việc nhổ răng khôn có đau không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Răng khôn là gì?

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hai hàm răng. Thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25, tuy nhiên, cũng có những trường hợp răng khôn mọc sau tuổi này. Mỗi người thường có bốn chiếc răng khôn, hai chiếc trong mỗi hàm.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì?

Do vị trí của chúng gần với thành xương và trong cùng cửa hàm, răng khôn thường gây ra những vấn đề như mọc chồng lấn, mọc xiên vào răng kế bên, gây sưng lợi, đau răng và nguy cơ nhiễm trùng vùng lợi xung quanh.

Trẻ mấy tháng mọc răng, dấu hiệu và cách chăm sóc 

Răng khôn có tác dụng gì?

Răng khôn có tác dụng gì? Thực chất những chiếc răng số 8 này gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ.

Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái.

Do đó, với nhiều người, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.

Răng khôn có tác dụng gì?

Nói cách khác, răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn.

Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Cũng có nhiều người quan niệm rằng răng khôn không tự nhiên mà mọc lên, hay răng khôn có ý nghĩa riêng của nó nên không nên nhổ bỏ. Hàm răng đủ của con người là có 32 răng, trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới.

Không những không có ý nghĩa đặc biệt gì mà mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.

Răng khôn có tác dụng gì?

Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.

Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.

Nhổ răng khôn có đau không? 

Nhổ răng khôn có thể được tiến hành bằng cách sử dụng gây tê cục bộ, gây mê an thần hoặc gây mê toàn thân. Việc gây tê cục bộ đảm bảo rằng bạn không cảm nhận đau trong quá trình tiêm thuốc và nhổ răng khôn.

Trong trường hợp gây mê an thần, bệnh nhân sẽ cảm thấy thư thái hơn và không có ký ức về quá trình nhổ răng khôn.

Gây mê toàn thân làm cho bệnh nhân ngủ sâu và không có nhớ về quy trình.

Như vậy quy trình và phương pháp nhổ răng ở 3 phương pháp trên đã trả lời cho câu hỏi nhổ răng khôn có đau không.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra đau đớn nếu thiếu thuốc tê hoặc thuốc mê không có hiệu quả, nhưng trong trường hợp đó, bạn nên thông báo cho nha sĩ để nhận thêm điều trị đau.

Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy

Nhổ răng khôn có đau không? 
Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau?

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau?

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau? Sau quá trình nhổ răng khôn, người bệnh có thể trải qua cảm giác căng và cứng khớp hàm do liên tục mở miệng trong quá trình điều trị.

Cơn đau sau nhổ răng khôn thường kéo dài trong vài ngày, thường là từ 2-4 ngày. Trong thời gian này, cơn đau sẽ dần giảm từ mức đau buốt sang mức ê nhẹ, rồi cuối cùng hết hoàn toàn và quay trở lại trạng thái bình thường.

Đôi khi, cơn đau sau nhổ răng khôn có thể kéo dài từ 5-7 ngày hoặc thậm chí vài tuần. Tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc vào kích thước vết thương và sự khác biệt về sức khỏe của mỗi người.

Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày thứ 3, có thể người bệnh bị viêm ổ răng khô – tình trạng mà máu đông không hình thành hoặc đã bong ra khỏi vết thương, gây sự lộ ra xương răng.

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau?
Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau?

Qúa trình lành lại của nướu thường mất từ vài ngày đến vài tuần và quá trình này thường không gây đau hoặc chỉ gây đau rất ít. Quá trình tái tạo xương ổ răng sẽ mất vài tháng để lấp kín hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này thường không gây đau và người bệnh không thể cảm nhận được.

Cơn đau thường chỉ xảy ra trong 3 ngày đầu sau nhổ răng khôn và dần dần giảm đi. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng sau ngày thứ 3, bạn nên đi khám ngay.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Một vấn đề mà nhiều người quan tâm là liệu nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Hiện nay, quá trình nhổ răng khôn rất phổ biến và hiếm khi gây ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ hiện đại. Tuy vậy, vẫn cần lưu ý đến một số nguy cơ tiềm ẩn khi nhổ răng khôn như:

  • Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Việc ổ răng bị viêm nhiễm có thể làm cho lợi và xương hàm sưng đau, có dịch mủ và mùi hôi. Điều này xảy ra khi người bệnh không tuân thủ quy trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu không được điều trị, viêm nhiễm ổ răng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, với các triệu chứng như sốt cao, cảm giác lạnh rét, nhịp tim nhanh và yếu.
  • Tổn thương dây thần kinh: Một số người có thể trải qua các triệu chứng như ngứa ở vùng răng, môi dưới hoặc lưỡi sau khi nhổ răng khôn. Thường thì những triệu chứng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không phải là vĩnh viễn.

Gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn? 1 số điều cần biết về răng khôn

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Để giảm thiểu nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước quá trình phẫu thuật. Sau khi nhổ, tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng,

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Bạn nên suy nghĩ ngay đến việc thăm khám nha sĩ và loại bỏ răng khôn khi bắt đầu cảm thấy khó chịu do tình trạng răng số 8 mọc lệch. Vậy làm sao để nhận biết răng số 8 mọc lệch và khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Trường hợp nên nhổ 

  • Răng số 8 mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
  • Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.
  • Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.
  • Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
  • Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.
  • Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.
  • Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
Trường hợp nên nhổ 
Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Trường hợp không nên nhổ

  • Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
  • Răng số 8 xuất hiện không làm hỏng răng số 7.
  • Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
  • Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,…
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng số 8 của mình để có được sự tư vấn thích hợp

Danh sách 8 cách trị sâu răng tại nhà an toàn và hiệu quả 

Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết

Trước và sau khi nhổ răng khôn, hãy ghi nhớ những lưu ý khi nhổ răng khôn quan trọng sau đây:

Hạn chế cử động cơ hàm và nói chuyện sau khi loại bỏ răng khôn, để tránh chảy máu nhiều hơn.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương bằng ngón tay, lưỡi hoặc các đồ vật khác. Hạn chế hắt hơi mạnh, ho mạnh hoặc xì mũi, vì những hành động này có thể kích thích vết thương và gây ra chảy máu.
  • Sử dụng chườm má bằng đá lạnh để giảm sưng và kiểm soát chảy máu. Đặt đá lên vùng sưng khoảng 10-20 phút cho mỗi bên. Nếu sưng và đau nặng hơn, hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để giảm tình trạng này.
  • Súc miệng từ tốn bằng nước muối sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn có thể đánh răng sau 24 giờ kể từ khi nhổ răng, nhưng hãy tránh chải răng ở vùng gần vị trí nhổ.
  • Nghỉ ngơi đúng mức sau quá trình nhổ răng khôn. Trong vòng 2 ngày, tránh hoạt động mạnh và tìm thời gian nghỉ ngơi, đặt gối cao khi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Tránh thức ăn quá nóng, quá cứng. Chọn những món dễ nhai và dễ nuốt.
  • Nếu xảy ra hiện tượng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra lại.
  • Tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp bạn qua quá trình nhổ răng khôn một cách an toàn và nhanh chóng, và đảm bảo sự phục hồi tốt cho răng miệng của bạn.
Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết
Những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần biết

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề nhổ răng khôn có đau không? cùng với những lưu ý khi nhổ răng khôn.

Mặc dù là một thủ thuật phổ biến nhưng việc nhổ răng khôn vẫn tồn tại một số nguy cơ, do đó bạn cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin để tiến hành. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nga để được hỗ trợ tận tình nhé!

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *