2+ Nguyên nhân gây mẻ răng và cách xử lý tốt nhất

Những trường hợp nào nên làm răng sứ

Mẻ răng là một tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống mà nhiều người gặp phải, điều này khiến cho rất nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi nói chuyện hoặc cười. Chính vì vậy, nhu cầu phục hồi răng mẻ là tương đối cao, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để phục hồi một chiếc răng mẻ đúng cách và an toàn. Vì vậy, trong bài viết này, bác sĩ Nga sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giúp bạn phục hồi răng mẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Răng bị mẻ là gì?

Mẻ răng là mt tình trạng mà phần men răng bị hư hỏng hoặc vỡ một phần thường do các lực tác động mạnh từ bên ngoài. Khi xảy ra tình trạng mẻ răng, phần men của răng có thể bị lõm vào trong hoặc bị mòn dẫn tới không đều khiến cho răng của bạn bị mất thẩm mĩ bởi có những phần sắc nhọn, lởm chởm. 

Mẻ răng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề liên quan đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm nướu, viêm chân răng, và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

10 Cách chữa đau răng tại nhà cùng với những lưu ý khi chữa

Răng bị mẻ là gì?
Răng bị mẻ là gì?

Nguyên nhân gây mẻ răng

Có nhiều nguyên nhân gây mẻ răng. Một số nguyên nhân gây mẻ răng phổ biến có thể kể đến như tai nạn xe cộ, cắn phải vật cứng như sạn hay kẹo, mắc chứng nghiến răng khi ngủ hay gặp chấn thương khi chơi thể thao. Ngoài ra, những người có hàm răng yếu do vệ sinh không đúng cách hay gặp các bệnh lí từ trước sẽ dễ bị mẻ răng hơn.

Một số những nguyên nhân khiến cho men răng của bạn yếu hơn có thể kể đến như:

-Sâu răng: Sâu răng ảnh hưởng đến men răng và làm cho răng yếu đi. Những lỗ sâu răng lớn cũng có thể làm răng bị mẻ.

-Thói quen nghiến răng: Thường xuyên nghiến răng sẽ khiến cho men răng dễ bị mòn và nứt dần.

-Hấp thụ thực phẩm không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến miệng tiết axit như nước trái cây, bánh kẹo và nước ngọt sẽ gây ảnh hưởng tới men răng. Những đồ ngọt, có nhiều đường cũng sẽ làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng và gây hại cho men răng.

-Chứng trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng: Trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng làm axit từ dạ dày trào ngược lên miệng, gây hại cho men răng.

-Các chứng rối loạn ăn uống hoặc nghiện rượu: Những thói quen xấu như thường xuyên uống rượu bia sẽ khiến cho bạn dễ bị buồn nôn, làm tăng lượng axit trong khoang miệng và gây hại cho răng. 

-Tuổi tác cao: Những người lớn tuổi từ 50 trở lên thường sẽ có men răng yếu hơn chính vì vậy họ sẽ dễ gặp phải tình trạng mẻ răng. 

-Vị trí răng: những răng ở phàm dưới sẽ dễ bị mẻ hơn khi gặp chấn thương hay va chạm.

Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy

Nguyên nhân gây bệnh mẻ răng
Nguyên nhân gây mẻ răng

Răng bị mẻ thì làm sao​?

Răng bị mẻ thì làm sao​? Tình trạng răng mẻ là do phần men răng bị hư hỏng do các va đập, té ngã, hoặc cấu trúc răng bị mẻ vỡ một phần, thường xảy ra ở phần đỉnh múi hoặc vùng cạnh cắn của răng. Khi răng bị mẻ, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí của mẻ.

Nếu chỗ mẻ quá nhỏ và ở các góc khuất trong miệng, bạn có thể sẽ không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Nướu quanh răng bị mẻ bị kích ứng hoặc viêm.
  • Đau răng khi cắn hoặc ăn những thức ăn cứng.
  • Răng nhạy cảm hoặc đau khi gặp nóng hoặc lạnh.
  • Cảm giác khó chịu, kích ứng ở lưỡi khi bạn lướt lưỡi qua răng bị mẻ.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, nha sĩ của bạn có thể sẽ xem xét tình trạng răng miệng và hỏi bạn về các triệu chứng kể trên để chẩn đoán chứng mẻ răng. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí của mẻ, nha sĩ của bạn có thể đề xuất một số phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm tẩm trùng răng, thay lớp men răng bị hư hỏng hoặc sử dụng các phương pháp phục hình răng khác.

Những dấu hiệu khi bị mẻ răng
Hậu quả xấu khi bị mẻ răng

Hậu quả xấu khi bị mẻ răng

Nếu bạn gặp phải vấn đề về răng miệng như bị mẻ răng và không tiến hành phục hồi sớm, nguy cơ cao bạn sẽ có thể mắc các bệnh viêm nhiễm tủy răng nghiêm trọng. 

Viêm nhiễm tủy răng có thể gây đau răng khi ăn, sưng nướu răng, và có thể mất răng vĩnh viễn. Viêm nhiễm tủy răng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức răng khi ăn những đồ quá nóng hoặc quá lạnh và khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Vì vậy, khi bị mẻ răng bạn cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám nha khoa để được tiến hành hồi phục những chiếc răng này.

Hậu quả xấu khi bị mẻ răng
Hậu quả xấu khi bị mẻ răng

Điều trị mẻ răng mất bao lâu ?

Điều trị mẻ răng mất bao lâu? Thời gian điều trị mẻ răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng mẻ răng. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị được lựa chọn.

Mài răng hay trám răng là hai phương pháp có thời gian thực hiện ngắn nhất, chỉ rơi vào khoảng 15-20 phút thực hiện. Ngoài ra, nếu bác sĩ có tay nghề cao thì thời gian thực hiện càng được rút ngắn.

Nếu khách hàng lựa chọn phương pháp bọc sứ, thời gian thực hiện có thể mất từ 2 đến 4 ngày và bệnh nhân buộc phải tới nha khoa ít nhất 2 lần.

Nếu tình trạng mẻ răng của bạn đã ảnh hưởng tới tủy hoặc gây chết tủy, lúc này thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn do cần điều trị tủy răng trước khi thực hiện phục hồi về mặt thẩm mỹ cho răng cửa bị mẻ.

Những cách chữa răng bị mẻ​

Chấn thương răng và mẻ răng là những vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bị mẻ răng, việc chữa trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tình trạng của chỗ mẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đến nha sĩ sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng, như viêm tủy. Dưới đây là các cách xử lý bạn có thể tham khảo:

Sưng nướu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trám răng – rám răng bị mẻ giá bao nhiêu​?

Răng mẻ có trám được không? ​Trám răng là phương pháp chữa mẻ răng bằng cách sử dụng các chất hàn để nối lại phần răng bị vỡ hoặc mẻ nhỏ. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp răng bị mẻ nhỏ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc của răng. Quá trình hàn răng thường đơn giản và nhanh chóng, không gây đau đớn và mất quá nhiều thời gian.

Răng mẻ có trám được không?
Răng mẻ có trám được không?

Dán sứ veneer

Dán sứ veneer là phương pháp chữa mẻ răng bằng cách dán miếng sứ mỏng lên phần răng bị mẻ hoặc bị hỏng. Veneer có thể giúp cải thiện hình dáng, màu sắc và độ bền của răng. 

Quá trình dán veneer bao gồm việc cạo bớt một lượng răng rất nhỏ để tạo không gian cho miếng veneer và dán veneer lên bề mặt răng bằng keo đặc biệt. Miếng veneer được chế tạo từ sứ cao cấp nên có độ bền cao và có thể kéo dài tới 15 năm.

Những cách chữa răng bị mẻ​
Những cách chữa răng bị mẻ​

Bọc răng

Nếu chỗ mẻ răng quá lớn, bạn sẽ cần phải bọc răng sứ. Bọc răng là phương pháp chữa mẻ răng bằng cách đặt một miếng bọc sứ hoặc bọc composite lên toàn bộ phần răng bị mẻ hoặc hỏng.  Nha sĩ sẽ tư vấn và tạo mẫu răng phù hợp trước khi bọc răng sứ. Miếng bọc răng này có thể bền tới 15 năm, nhưng cũng có thể thấp hơn nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Bọc răng
Bọc răng

Các cách chăm sóc răng bị mẻ trước khi được hồi phục

Các cách chăm sóc răng bị mẻ tại nhà
Các cách chăm sóc răng bị mẻ tại nhà

Khi bị mẻ răng, việc đến nha sĩ để được khám và điều trị là cách tốt nhất để bảo vệ răng và giảm thiểu tổn thương cho răng. Tuy nhiên, trước khi đến nha sĩ, bạn cũng có thể tự chăm sóc răng bị mẻ của mình để giảm thiểu đau và viêm theo cách các như: 

  • Đánh răng đúng kỹ thuật: Ít nhất 2 lần một ngày với các thao tác đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia nha khoa;
  • Để tránh tình trạng răng bị nhiễm khuẩn, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa kẹt trong kẽ răng. Điều này sẽ giúp giảm sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng và giảm nguy cơ viêm nướu răng.
  • Nếu bạn cảm thấy đau có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen . Nhưng hãy nhớ chỉ sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không sử dụng quá liều.
  • Bạn cũng cần tránh sử dụng răng bị mẻ để nhai hoặc cắn thức ăn cứng, vì điều này có thể làm cho chiếc răng bị mẻ nghiêm trọng hơn hoặc gây đau ở những vùng xung quanh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng răng khác để nhai và chọn những loại thực phẩm mềm và dễ nhai.
  • Bạn có thể thử bôi dầu đinh hương lên nướu. Dầu đinh hương có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên có thể giúp giảm đau răng và nướu điều này cũng góp phần hỗ trợ chăm sóc răng bị mẻ tại nhà.
  • Cuối cùng, nếu bạn muốn chơi thể thao hoặc bạn có tật nghiến răng hãy đeo dụng cụ bảo vệ răng để bảo vệ răng khỏi tổn thương. 

Phòng tránh nguy cơ gặp tình trạng mẻ răng

Để tránh bị mẻ răng, các bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Đánh răng đúng kỹ thuật: Chải răng theo đúng kỹ thuật nha khoa đều đặn 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Việc sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại ở kẽ răng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm ngọt: Thực phẩm ngọt và đồ ăn chứa nhiều đường không hề tốt cho men răng. Vì vậy bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao: Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa axit cao để tránh bị làm mòn men răng.
  • Loại bỏ thói quen dùng răng để mở nắp bia, xé bao bì thực phẩm hoặc cắn vào đầu bút bi.

Trên đây đã cung cấp các thông tin về mẻ răng và cách khắc phục để răng tốt hơn. Hi vọng với những chia sẻ của Bác sĩ Nga sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức chăm sóc răng miêng hữu ích.

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *