Chắc chắn rằng trong số chúng ta, ai cũng đã từng tò mò về những dải mã vạch kem đánh răng màu nhỏ nằm ở cuối tuýp kem đánh răng.
Vậy, ý nghĩa của những vạch màu này là gì và chúng có ảnh hưởng gì đến việc sử dụng sản phẩm không? Hãy cùng Bác sĩ Nga tìm hiểu về ý nghĩa mã vạch kem đánh răng trong bài viết dưới đây nhé!
Kem đánh răng là gì?
Kem đánh răng là gì? Kem đánh răng thuộc nhóm hóa mỹ phẩm và bao gồm các thành phần có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi sinh vật gây hại cho răng nướu, và khử mảng bám và vết ố vàng trên răng.
Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát.
Tuy nhiên, công dụng chính của kem đánh răng là bảo vệ răng nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề răng lợi như viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng và nhiều bệnh lý khác.
Hiện nay, trên thị trường có ba dạng chính của kem đánh răng, bao gồm dạng bột, dạng bột nhão và dạng gel.
Mã vạch kem đánh răng ở đuôi tuýp kem đánh răng mang ý nghĩa gì?
HIện nay, nhiều người thắc mắc các mã vạch kem đánh răng dưới mỗi tuýp kem có ý nghĩa gì? Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đồn với nhau về bốn màu sắc có thể giúp bạn biết được thành phần có trong kem đánh răng như:
- Màu xanh da trời: Kem đánh răng có thành phần thiên nhiên và dược liệu;
- Màu xanh lá: Kem đánh răng có thành phần hoàn toàn thành phần thiên nhiên;
- Màu đỏ: Kem đánh răng có thành phần thiên nhiên và hóa học;
- Màu đen: Kem đánh răng có thành phần hoàn toàn là hóa học.
Tin đồn này đã gây nên một sự hoang mang cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, những giả thuyết trên không hề có chứng cứ xác thực.
Thực tế là những vạch màu đó không có liên quan gì đến thành phần của kem đánh răng. Chúng chỉ là các “ký hiệu màu” hoặc “điểm mắt” (eyes mark).
Vậy “điểm mắt” nghĩa là gì?
Những dải màu nhỏ, hay còn gọi là “điểm mắt”, trên tuýp kem đánh răng có một số chức năng quan trọng.
Đầu tiên, chúng đóng vai trò là các dấu mốc giúp máy cắt sản phẩm một cách chính xác. Khi sản phẩm đi qua quá trình cắt, tốc độ cắt diễn ra rất nhanh. Nhờ những dải màu này, tia laser có thể nhận biết được vị trí cắt thông qua cảm ứng màu sắc.
Ngoài ra, các điểm mắt còn hỗ trợ quá trình đóng gói bằng cách đồng bộ hóa các quy trình khác nhau. Mỗi màu sẽ đại diện cho một phương pháp đóng gói riêng biệt, giúp tạo sự thống nhất và hiệu quả trong quy trình sản xuất.
Ngoài ra, một tuýp kem đánh răng thường có điểm cắt được đánh dấu bằng một ô màu hình vuông. Điều này cho phép hệ thống in ấn bao bì biết vị trí để in tên, thương hiệu và các thông tin khác nằm ở phần bên của sản phẩm.
Sử dụng bàn chải đánh răng điện 1 cách hiệu quả nhất
Tìm hiểu thành phần của kem đánh răng trước khi sử dụng
Để giúp bạn lựa chọn được sản phẩm kem đánh răng phù hợp với mình, Bác sĩ Nga sẽ cung cấp các thông tin về thành phần của kem đánh răng giúp các bạn tham khảo:
- Chất mài mòn (RDA) là những chất vô cơ không tan, có tác dụng loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp hàm răng trắng sáng hơn.
- Những hoạt chất mài mòn thường được sử dụng gồm: silica, calcium carbonate, dicalcium phosphates, hydrated alumina….
- Chất tạo bọt (SLS) có tác dụng giúp các hoạt chất trong trong kem đánh răng lan ra toàn bộ cung hàm, từ đó giúp làm sạch răng nướu hiệu quả hơn.
- Chất giữ ấm có tác dụng ngăn ngừa mất nước, giữ cho kem đánh răng không bị khô hoặc dính nướu trong suốt quá trình sử dụng.
- Chất làm đặc có tác dụng duy trì sự ổn định cho kem bột nhão, tăng độ nhớt, ngăn ngừa các chất mài mòn bị lắng đọng, giúp kem bám dính trên bàn chải đánh răng tốt hơn.
- Chất điều chỉnh pH có tác dụng kết hợp với chất làm đặc để duy trì độ pH ổn định trong sản phẩm kem đánh răng, giúp hỗ trợ tái khoáng răng đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chất tạo ngọt có tác dụng giúp các sản phẩm vệ sinh răng miệng có vị dễ chịu hơn, tránh cảm giác bị khó chịu khi đánh răng. Một số chất tạo ngọt thường được sử dụng là natri saccharin, aspartame, acesulfame và sorbitol.
- Chất làm thơm giúp tạo độ thơm cho sản phẩm, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho người dùng, đặc biệt là trẻ em. Các chất làm thơm thường là chiết xuất tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, quế….
- Nước đóng vai trò là môi trường hòa tan, giúp phân tán các thành phần hoạt chất và làm nở các chất làm đặc.
- Chất ngăn ngừa sâu răng: Fluor.
- Các florid: natri monofluorophosphat, natri florid, thiếc florid.
- Chất không chứa flo: canxi, phosphate, một số hợp chất của các ion kim loại như sắt, mangan, kẽm, thiếc, nhôm và molypden.
- Các chất ngăn ngừa mảng bám và viêm lợi: SnF2, chlorhexidine, kẽm nitrat, triclosa.
- Một số chất giúp làm giảm ê buốt răng có thể có như: chất chứa ion K+, thiếc clorid và canxi natri phosphosilicate.
- Chất ngăn ngừa hình thành cao răng: Các hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa hình thành mảng bám, thông qua cơ chế kiểm soát khoáng hóa và vi khuẩn trên bề mặt răng.
- Một số sản phẩm kem đánh răng sẽ có chứa các chất làm trắng răng để cải thiện men răng bị ố vàng, xỉn màu.
Hậu quả khi không đánh răng thường xuyên
Các tác hại tiềm ẩn với răng và mô xung quanh răng có thể xảy ra nếu không đánh răng lâu ngày như sau:
Sâu răng
Mảng bám răng là một lớp màng dính bám trên bề mặt răng chứa vi khuẩn có thể xâm nhập vào lớp men bảo vệ răng, tấn công các phần bên dưới dẫn đến sâu răng.
Nếu không điều trị, sâu răng dẫn đến nhiễm trùng răng miệng và tăng khả năng gây mất răng.
Viêm lợi
Mảng bám còn làm nướu răng yếu đi và dẫn đến viêm nướu. Bên cạnh đó, vi khuẩn hiện diện trong mảng bám làm sưng và kích ứng nướu. Nướu trở nên sưng, đỏ và dễ chảy máu hơn.
Viêm nha chu
Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nướu răng, đây là tình trạng nhiễm trùng các mô giữ răng tại chỗ.
Nói chung, viêm nha chu xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám tích tụ và cứng lại trên răng, như một số nghiên cứu đã chỉ ra.
Ở giai đoạn tiến triển hơn, bệnh có thể gây đau và chảy máu nướu, đau khi nhai và rụng răng. WHO ước tính rằng từ 15 đến 20% người trưởng thành từ 35 đến 44 tuổi bị mất răng do bệnh này.
Có khả năng gây nên chứng sa sút trí tuệ (dementia)
Các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ tiềm ẩn giữa tình trạng viêm nhiễm vùng miệng như viêm nha chu và viêm não có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Bệnh tim
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu (European Journal of Preventive Cardiology) cho thấy những người đánh răng ít nhất ba lần mỗi ngày giảm nguy cơ bị suy tim.
Theo các nhà nghiên cứu, việc đi khám răng thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến tim.
Hôi miệng
Hôi miệng gây nên là do sự tích tụ vi khuẩn bên trong miệng, mặc dù trong một số trường hợp, nó có nguồn gốc khác.
Đây là một trong những vấn đề nhẹ nhất do vệ sinh răng miệng kém, mặc dù là một trong những vấn đề khó chịu nhất.
Dữ liệu được thu thập bởi Hiệp hội nha chu và tích hợp xương Tây Ban Nha (SEPA) ước tính rằng 90 % các trường hợp mắc chứng hôi miệng là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém.
70% là do vi khuẩn được tìm thấy ở mặt sau của lưỡi và 30% là do các vấn đề về nướu.
Thời gian hình thành biến chứng nếu không đánh răng
Những nguy cơ có thể xảy ra nếu bạn không đánh răng trong những khoảng thời gian sau:
- Một ngày: Mảng bám răng có thể bắt đầu hủy khoáng ngà răng – phần nằm bên dưới men răng bảo vệ tủy răng – trong vòng 48 giờ.
- Một tuần: Ngoài việc làm suy yếu men răng, không đánh răng có thể gây ra tác hại phụ không mong muốn như:hơi thở có mùi, …
- Một năm: Nếu cơ thể có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt có thể chống lại một số yếu tố gây sâu răng. Tuy nhiên, mảng bám răng tích tụ trong một năm có thể dẫn đến sâu răng, bệnh nướu răng và có khả năng mất răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Một số hướng dẫn từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) về cách vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng: Đầu tiên và quan trọng nhất để vệ sinh răng miệng đúng cách đó là hãy đánh răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để phòng ngừa sâu răng.
- Chỉ nha khoa: Dùng ít nhất một lần mỗi ngày. Bạn có thể thử các biện pháp thay thế như dùng tăm nước, sử dụng bàn chải đánh răng kẽ răng hoặc dụng cụ nha khoa chuyên biệt khác.
- Khám với nha sĩ: ít nhất 6 tháng một lần. Nha sĩ tư vấn các bước phù hợp với từng người thực hiện để bảo vệ răng, chẳng hạn như trám bít hố rãnh (sealant) để ngăn ngừa sâu răng.
Ngoài ra, để sức khỏe răng miệng luôn ổn định, bạn cần chú ý:
- Dùng nước bổ sung fluoride: Hiện nay, nhiều thành phố thêm fluoride vào nguồn nước dùng để tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu. Vì thế, bạn nên tránh hút thuốc lá để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
- Sử dụng bàn chải máy để làm sạch các kẽ răng, mảng bám
Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, đồng thời hạn chế thức ăn nhiều đường để giảm nguy cơ sâu răng hiệu quả..
Tóm lại để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng 2 lần 1 ngày, dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám nha sĩ định kỳ để điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời.
Vậy nên, điều quan trọng là khi bạn muốn biết về thành phần của một sản phẩm, hãy xem thông tin trên bao bì chính thức hoặc tìm kiếm thông tin từ nguồn đáng tin cậy.
Tránh tin tưởng vào những tin đồn không có căn cứ xác thực để đảm bảo bạn hiểu rõ về sản phẩm và sử dụng nó một cách an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ với Bác sĩ Nga để được tư vấn chi tiết nhé!
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023