Cao răng là nguyên nhân khiến răng bạn bị ố vàng và mất tự tin trong giao tiếp. Để có hàm răng đẹp và nụ cười tỏa sáng thì việc làm sạch cao răng là vô cùng quan trọng . Tuy nhiên nhiều người vẫn thường thắc mắc liệu lấy cao răng có tốt không, có ảnh hưởng gì đến men răng không? hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cao răng là gì?
Cao răng, hay vôi răng, là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải khi vệ sinh răng miệng.
Cao răng là cặn vôi hóa cứng hình thành và bao phủ răng và nướu. Nó được hình thành khi vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong miệng trộn với tàn dư của các hạt thức ăn để tạo thành một màng dính được gọi là mảng bám. Khi mảng bám không được loại bỏ, nó cứng lại và đổi màu, tạo thành cao răng. Cao răng được chia làm hai loại như sau:
- Cao răng thường: thường có màu vàng, có thể gây nên tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng.
- Cao răng huyết thanh: khi tình trạng chảy máu chân răng kéo dài dẫn đến sự lắng đọng hemoglobin tạo thành cao răng huyết thanh có màu nâu đen. Đây là một triệu chứng của bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm.
Nguyên nhân hình thành cao răng
Việc hình thành cao răng chịu tác động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành cao răng chủ yếu là do quá trình vệ sinh răng miệng sai cách, chẳng hạn như:
- Không đánh răng hoặc đánh răng không kỹ sau khi ăn, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám quanh răng, lâu dần các mảng bám sẽ cứng hơn và chuyển thành cao răng.
- Ăn nhiều bánh kẹo công nghiệp hoặc thực phẩm chứa đường tinh luyện làm gia tăng tốc độ hình thành cao răng và sâu răng.
- Không có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại và giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
Cao răng có hại như thế nào?
Cao răng có hại như thế nào? Vôi răng, hay còn được biết đến với tên gọi khác là cao răng, là tình trạng khi mảng bám cứng trên răng dần tích tụ và không được loại bỏ kịp thời.
Khi không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, các vi khuẩn sẽ kết hợp với protein và thức ăn để tạo thành lớp mảng bám trên các đường viền nướu, gây khó khăn trong việc làm sạch răng và dẫn đến sâu răng về lâu dài.
Nếu không được xử lý kịp thời, mảng bám trên cao răng có thể gây tổn thương nướu răng và gây kích ứng cho vùng xung quanh. Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của các bệnh về nướu, như viêm nướu và các vấn đề liên quan đến nướu răng.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm tình trạng cao răng, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách bằng những phương pháp vô cùng đơn giản như chải răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng với nước sát khuẩn để giảm thiểu vi khuẩn trên răng.
Bạn cũng nên thực hiện việc vệ sinh răng định kỳ để tránh tình trạng cao răng tái phát và các bệnh về nướu khác.
Lấy cao răng có tốt không?
Lấy cao răng là một phương pháp quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng đúng cách và được thực hiện bởi các nha sĩ, lấy cao răng có thể mang lại nhiều lợi ích cho men răng và sức khỏe tổng thể của răng miệng nói chung:
- Loại bỏ mảng bám và cao răng: Mảng bám và cao răng có thể tích tụ trên bề mặt răng và gây ra nhiều vấn đề như sâu răng, vi khuẩn, viêm nhiễm nướu. Lấy cao răng giúp làm sạch mảng bám và cao răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giữ răng miệng sạch sẽ.
- Ngăn ngừa bệnh nướu và viêm nhiễm: Khi mảng bám và cao răng không được loại bỏ, chúng có thể gây viêm nhiễm nướu và bệnh nướu. Lấy cao răng giúp loại bỏ những mảng bám này và giữ cho nướu khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về nướu.
- Nâng cao sức khỏe răng miệng: Sự tích tụ của mảng bám và cao răng có thể gây ra hôi miệng, sâu răng, và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng giúp duy trì sự sạch sẽ và làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng.
- Tăng cường hiệu quả chăm sóc răng miệng: Khi răng được làm sạch và không có mảng bám, các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng có thể hoạt động tốt hơn. Điều này giúp nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và duy trì sự sạch sẽ của răng miệng.
Tuy nhiên, việc lấy cao răng cần được thực hiện bởi các nha sĩ có kinh nghiệm và trang thiết bị y tế đảm bảo.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý rằng việc lấy cao răng quá thường xuyên hoặc không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương và suy yếu răng.
Sử dụng bàn chải đánh răng điện 1 cách hiệu quả nhất
Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?
Lấy cao răng thường xuyên có tốt không? Lấy cao răng là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ mảng bám và cao răng trên bề mặt răng và dưới mép lợi. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy cao răng có thể gây tổn thương và suy yếu răng. Vì vậy, thời gian lấy cao răng cần được xác định dựa trên tình trạng răng và sức khỏe răng miệng của mỗi người.
Đối với những người có men răng sáng và sức khỏe răng miệng tốt, lấy cao răng có thể thực hiện khoảng 6 tháng/lần. Trong khi đó, những người có men răng xấu, răng mắc bệnh lý hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá cần lấy cao răng định kỳ từ 3-4 tháng/lần.
Lấy cao răng có đau không, có ê buốt không?
Quá trình lấy cao răng ở thân răng chỉ mất khoảng 10-20 phút và không gây đau đớn hay chảy máu vì không tác động vào bên trong răng, tuy nhiên để xét về yếu tố lấy cao răng có đau không thì còn có thể liên quan đến:
Tình trạng sức khỏe răng miệng
Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ, việc lấy cao răng có thể gây đau hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
Mức độ vôi răng
Nếu vôi răng lắng đọng và bám chặt dưới nướu răng, gây viêm, sưng, việc lấy vôi răng có thể gây đau nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm sau vài ngày và không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Trong trường hợp vôi răng nhiều và nằm ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, quá trình cạo vôi răng sẽ nhanh chóng khoảng 15-30 phút, không gây đau hoặc chảy máu chân răng.
Kỹ thuật lấy vôi răng
Hiện nay, phương pháp phổ biến khi lấy vôi răng đó là sử dụng kỹ thuật cạo vôi răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm).
Kỹ thuật lấy vôi răng bằng sóng siêu âm là một phương pháp hiện đại giúp giảm thiểu cảm giác ê buốt cho khách hàng và rút ngắn thời gian điều trị. Sóng siêu âm được sử dụng an toàn tuyệt đối cho cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không gây xâm lấn cho răng và nướu.
Dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm
Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng.
Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.
Nhức răng nên làm gì? Nguyên nhân nhức răng và cách phòng ngừa
Tay nghề của bác sĩ
Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp quá trình lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi…
Việc cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.
Tuy nhiên, cảm giác đau và mức độ ê buốt khi cạo vôi răng có thể khác nhau tùy thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi người. Để giảm đau và ê buốt khi cạo vôi răng, nha sĩ thường sử dụng thuốc tê nha khoa hoặc thuốc tê nước để làm tê liệt vùng răng và nướu trước khi tiến hành quá trình lấy cao răng.
Những lưu ý sau khi lấy cao răng bạn cần biết
Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng trở nên rất nhạy cảm, vì vậy việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau quá trình này là rất quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tích tụ mảng bám. Dưới đây là một số những lưu ý sau khi lấy cao răng:
- Tránh ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây tổn hại cho men răng và làm răng ê buốt khi ăn uống.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng bia rượu và các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola sau khi lấy cao răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng và hình thành mảng bám.
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đánh răng đúng cách. Sử dụng bàn chải có lông mềm và áp lực vừa phải. Đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang để không gây mòn men răng.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
- Định kỳ khám và lấy cao răng theo hẹn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm tình trạng ê buốt, bạn nên chọn các phòng khám nha khoa hoặc trung tâm nha khoa đáng tin cậy, nơi có bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại dể thực hiện lấy cao răng định kỳ.
Qua thông tin trên bài viết, bạn đã có câu trả lời cho việc lấy cao răng có tốt không? cũng như biết thêm về nguyên nhân hình thành cao răng và những lưu ý sau khi lấy cao răng.
Tuy nhiên, việc lấy cao răng cần được thực hiện bởi các chuyên gia nha khoa uy tín và có kỹ năng chuyên môn để quá trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào sau khi lấy cao răng, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ Nga để được tư vấn và điều trị thích hợp nhé.
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023