Cao răng là nguyên nhân khiến răng bạn bị ố vàng mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Để có hàm răng trắn đẹp và nụ cười tỏa sáng thì việc sạch cao răng là điều không thể bỏ qua.
Nhiều người thắc mắc liệu lấy cao răng có đau không, có ảnh hưởng gì đến men răng không, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cao răng là gì?
Cao răng, hay vôi răng, là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải khi vệ sinh răng miệng.
Theo thời gian những vi khuẩn này kết hợp với các thành phần trong thức ăn và protein, tạo thành một lớp mảng bám trên các đường viền nướu, lợi hoặc dính vào các công cụ nha khoa, như cầu răng hoặc bịt răng, có thể dẫn đến sâu răng.
Vôi răng thường có màu ngả vàng hoặc trắng đục gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, vôi răng lâu ngày không cạo sẽ gây ra nhiều bệnh về răng miệng.
Nếu không được làm sạch kịp thời bằng cách thực hiện các phương pháp loại bỏ cao răng bằng các công cụ đặc biệt của bác sĩ nha khoa, có thể gây hại đến sức khỏe của nướu và dẫn đến các bệnh liên quan đến nướu răng.
Cao răng có hại như thế nào?
Cao răng có hại như thế nào? Khi không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, các vi khuẩn sẽ kết hợp với protein và thức ăn để tạo thành lớp mảng bám trên các đường viền nướu, gây khó khăn trong việc làm sạch răng và dẫn đến sâu răng về lâu dài.
Nếu không được xử lý kịp thời, mảng bám trên cao răng có thể gây tổn thương nướu răng và gây kích ứng cho vùng xung quanh. Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của các bệnh về nướu, như viêm nướu và các vấn đề liên quan đến nướu răng.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm tình trạng cao răng, bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách việc chải răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng với nước sát khuẩn để giảm thiểu vi khuẩn trên răng.
Ngoài ra cao răng còn gây:
- Miệng hôi.
- Vôi răng phá hủy men răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng.
- Vôi răng là nơi sinh sống của rất nhiều vi khuẩn, dễ gây ra bệnh sâu răng trầm trọng.
- Là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm như: Viêm họng, viêm loét miệng, viêm amidan…
- Dễ gặp phải tình trạng đau buốt khi ăn uống, chảy máu chân răng bất thường.
- Vôi răng khiến nướu bị tụt, làm lộ chân răng.
- Là tác nhân chính gây nên các bệnh về răng miệng như viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng. Thậm chí không kịp thời cứu chữa sẽ khiến răng yếu, hỏng, rụng răng.
Lấy cao răng có đau không, có ê buốt không?
Các yếu tố quyết định việc thực hiện lấy cao răng có gây đau nhức không gồm:
Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng
Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ, việc lấy cao răng có thể gây đau hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
Mức độ vôi răng
Nếu vôi răng chỉ lắng đọng và bám chặt dưới nướu răng, gây viêm, sưng, việc lấy vôi răng có thể gây đau nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm sau vài ngày và không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
Trong trường hợp vôi răng nhiều và nằm ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, quá trình cạo vôi răng sẽ nhanh chóng khoảng 15-30 phút, không gây đau hoặc chảy máu chân răng.
Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau?
Kỹ thuật lấy vôi răng
Hiện nay, phương pháp phổ biến hơn là sử dụng kỹ thuật cạo vôi răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm).
Kỹ thuật lấy vôi răng bằng sóng siêu âm là một phương pháp hiện đại giúp giảm thiểu cảm giác ê buốt cho khách hàng và rút ngắn thời gian điều trị. Sóng siêu âm được sử dụng an toàn tuyệt đối cho cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không gây xâm lấn cho răng và nướu.
Dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm
Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.
Tay nghề của bác sĩ
Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi… thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.
Việc cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.
Tuy nhiên, cảm giác đau và mức độ ê buốt khi cạo vôi răng có thể khác nhau tùy thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi người. Để giảm đau và ê buốt khi cạo vôi răng, nha sĩ thường sử dụng thuốc tê nha khoa hoặc thuốc tê nước để làm tê liệt vùng răng và nướu trước khi tiến hành quá trình lấy cao răng.
Để biết chính xác về quy trình cạo vôi răng và cảm giác đau có thể phát sinh, khách hàng nên tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc chuyên gia nha khoa.
Vì sao nên lấy cao răng định kỳ?
Vì sao nên lấy cao răng định kỳ? Như đã đề cập ở trên, bạn có thể thấy cao răng nếu để tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại dẫn đến sức khỏe răng miệng. Một trong những tác hại nguy hiểm nhất đó là độc tố của vi khuẩn ở trong mảng bám cao răng có thể dẫn đến tình trạng viêm răng.
Những phản ứng gây viêm sẽ làm tiêu xương ở răng, làm cho khu vực lợi bị mất đi chỗ bám. Lúc này, răng sẽ ngày càng dài ra và để lộ ra vùng xương răng, bệnh nhân cũng cảm thấy ê buốt khó chịu.
Những ảnh hưởng nêu trên cũng chính là lí do và trả lời cho câu hỏi vì sao nên lấy cao răng định kỳ, cao răng cần phải được loại bỏ, tùy từng men răng của từng người để lấy cao răng định kỳ.
Tốt hơn hết, việc lấy cao răng định kỳ nên được thực hiện khoảng từ 3 đến 6 tháng/ lần, không nên để cao răng gây tổn thương hay để lại hậu quả tồi tệ cho răng.
Những lưu ý sau khi lấy cao răng bạn cần biết
Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng trở nên rất nhạy cảm, vì vậy việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau quá trình này là rất quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tích tụ mảng bám. Dưới đây là những lưu ý sau khi lấy cao răng :
- Tránh ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vì nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây tổn hại cho men răng và làm răng ê buốt khi ăn uống.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng bia rượu và các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola sau khi lấy cao răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng và hình thành mảng bám.
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đánh răng đúng cách. Sử dụng bàn chải có lông mềm và áp lực vừa phải. Đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang để không gây mòn men răng.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
- Định kỳ khám và lấy cao răng theo hẹn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm tình trạng ê buốt, bạn nên chọn các phòng khám nha khoa hoặc trung tâm nha khoa đáng tin cậy, nơi có bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Chọn một bác sĩ có kỹ thuật và thao tác lấy cao răng tốt cũng rất quan trọng để hạn chế cảm giác đau.
Ngăn ngừa cao răng hình thành
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa cần sự can thiệp của nha sĩ chuyên nghiệp, nhưng ngoài việc thăm khám thường xuyên bạn cũng cần có những biện pháp giúp ngăn ngừa cao răng hình thành ngay tại nhà để kiểm soát cao răng tích tụ. gồm:
-
Dùng kem đánh răng có chất ngừa cao răng. Một vài nghiên cứu đã thực hiện so sánh hiệu quả của việc dùng kem đánh răng chống sâu răng và cao răng.
-
Dùng miếng dán trắng răng: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với những đối tượng không dùng, những đối tượng dùng miếng dán trắng răng có chứa hợp chất pyrophosphates và hydrogen peroxide mỗi ngày và liên tục trong 3 tháng sẽ có ít cao răng hơn khoảng 30%.
-
Ăn nhiều rau tươi và hoa quả: Đây là các loại thức ăn giúp thúc đẩy cơ thể nhai kỹ, dẫn đến tiết nhiều nước bọt. Từ đó, vi khuẩn gây ra các mảng bám trong miệng có thể được tiêu diệt.
-
Dùng nước súc miệng: Sản phẩm này có tính diệt và kháng khuẩn rất hiệu quả nên có tác dụng hỗ trợ làm sạch vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, cần sử dụng các loại dung dịch súc miệng với liều lượng thích hợp để tránh gây ra tình trạng rát miệng.
Tổng kết lại, việc lấy cao răng có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng và kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ, đồng thời để hạn chế cao răng hình thành bạn cần tuân thủ một vài những lưu ý sau khi lấy cao răng.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật và các biện pháp giảm đau hiện đại, cảm giác đau và ê buốt sau quá trình lấy cao răng có thể được giảm thiểu tối đa. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào sau khi lấy cao răng, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ Nga để được tư vấn và điều trị thích hợp nhé.
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023