Khi răng bị mẻ, chúng ta không chỉ gặp phải những rắc rối về thẩm mỹ mà còn cảm thấy khó chịu và không tự tin khi giao tiếp. Vậy có thể phục hồi răng bị mẻ tại nhà không?
Trong bài viết này hãy cùng Bác sĩ Nga khám phá những cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà để khắc phục tình trạng mẻ răng và đem lại nụ cười tươi sáng trở lại nhé!
Răng bị mẻ là gì?
Răng mẻ là tình trạngmen răng hư hỏng do những yếu tố bề ngoài tác động như bị va đập hay vấp ngã khiến cho răng bị nứt, vỡ một phần nào đó.hoặc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi răng bị mẻ, men răng sẽ bị hư hỏng hoặc vỡ, tạo nên những kẽ hở và lỗ trên bề mặt răng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của hàm răng mà còn gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Răng mẻ có thể làm cho men răng bị mòn hoặc bị lõm vào trong, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm nướu và viêm chân răng.
Do đó, việc phục hồi răng mẻ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các vấn đề liên quan đến răng và nướu.
Nguyên nhân làm răng bị mẻ
Mẻ răng là một tình trạng tổn thương khá phổ biến trong nha khoa, gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Chấn thương: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến răng mẻ. Khi hàm va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc có lực từ bên ngoài tác động vào, phần men răng bị hư hỏng hoặc vỡ một phần.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên khi ngủ sẽ làm răng bị mài mòn và yếu đi, làm tăng khả năng bị nứt hoặc mẻ.
- Cắn vật cứng: Khi ăn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, nạy đồ vật cứng cũng có thể gây ra tình trạng nứt, mẻ ở răng.
- Răng bị mài mòn: Việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cam, chanh, dâu tây, cà phê, rượu… sẽ làm răng sự mài mòn tự nhiên dẫn đến hàm răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn, làm tăng khả năng bị mẻ.
- Thiếu canxi: Ăn uống không điều độ và thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở răng, làm cho răng dễ gãy, vỡ khi ăn nhai.
- Bệnh lý răng miệng: Răng bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ… cũng có thể khiến răng cũng nhạy cảm hơn bình thường, dễ gây sứt mẻ khi nhai thức ăn.
Những dấu hiệu nhận biết khi răng bị mẻ
Răng mẻ là hiện tượng một phần của men răng bị hư hỏng hoặc cấu trúc răng bị vỡ do các tác động từ va đập, té ngã hoặc lực tác động mạnh vào răng. Vị trí thường xảy ra là ở đỉnh múi hoặc vùng cạnh cắn của răng.
Triệu chứng và mức độ mẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và độ sâu của mẻ.
Trong trường hợp mẻ nhỏ và ở vị trí khó nhìn thấy, người bệnh có thể không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, những dấu hiệu nhận biết khi răng bị mẻ có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân như:
- Nướu quanh răng bị mẻ bị kích ứng hoặc viêm.
- Đau răng khi cắn hoặc ăn những thực phẩm cứng.
- Răng nhạy cảm hoặc đau khi tiếp xúc với nóng hoặc lạnh.
- Cảm giác khó chịu hoặc kích ứng ở lưỡi khi lướt qua răng bị mẻ.
Tình trạng răng mẻ có thể gây ra sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nếu để lâu, mẻ có thể lan ra các vùng khác của răng và gây hại cho răng hoặc nướu.
Do đó, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu nhận biết khi răng bị mẻ kể trên hãy tiến hành điều trị sớm để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Vì sao cần phục hồi răng bị mẻ?
Hậu quả của việc không khắc phục răng bị mẻ sau một thời gian dài có thể gặp đó là:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Răng bị mẻ gây thiếu tự tin trong giao tiếp, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, đặc biệt là khi răng cửa bị mẻ.
- Hạn chế chức năng nhai: Răng mẻ làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn, đặc biệt đối với các món ăn dai, cứng. Ngoài ra, răng mẻ dễ nhạy cảm, gây cảm giác ê buốt khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
- Giảm tuổi thọ của răng: Các khe hở do răng mẻ dễ bị thức ăn bám vào, gây ra sự phát triển của sâu răng và hôi miệng sau một thời gian dài.
- Nguy cơ gãy chân răng: Trong những trường hợp răng bị mẻ nghiêm trọng, đặc biệt ở vị trí chân răng, nếu không khắc phục kịp thời, chân răng có thể bị mòn dần theo thời gian, dẫn đến mất răng.
Top 3 cách phục hồi răng bị mẻ hiệu quả
Phục hồi răng bị mẻ có thể được thực hiện thông qua một số phương pháp đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là ba cách phổ biến mà nhiều người đã áp dụng:
Mài răng
Nếu tình trạng răng của bạn bị mẻ không quá nặng, bạn có thể mài răng bằng dũa. Trong trường hợp không có dũa, bạn có thể sử dụng các vật sắc nhọn để mài răng.
Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả khi răng chỉ bị vỡ một mảnh nhỏ. Mài răng giúp làm mịn bề mặt răng và ngăn chặn sự tổn thương cho mô mềm do gờ cạnh nhọn gây ra.
Sử dụng sáp nha khoa
Nếu bạn chưa thể dành thời gian đến các địa chỉ nha khoa để thực hiện việc khôi phục răng sứ, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa như một phương pháp tạm thời ngay tại nhà để khôi phục phần răng bị mẻ.
Sáp nha khoa được làm từ các thành phần thiên nhiên và an toàn. Nó có thể được gắn vào vị trí răng bị mẻ để tạo hình sao cho phù hợp.
Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy một miếng sáp vừa đủ, đắp lên răng và điều chỉnh cho tự nhiên nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện đều đặn mỗi ngày vì sáp sẽ tan chảy sau vài tiếng.
Trám nha khoa
Một phương pháp được giới thiệu rất nhiều là sử dụng miếng trám nha khoa. Miếng trám nha khoa được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tồn tại sẽ dài hơn sáp nha khoa. Tuy nhiên cách thực hiện lại đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn rất nhiều. Đồng thời, chi phí mà bạn cần bỏ ra cho mỗi miếng trám cũng đắt hơn sáp nha khoa.
Do chất liệu trám răng thẩm mỹ thường khô nhanh hơn sáp nha khoa nên bạn cần thực hiện nhanh tay hơn và độ tỉ mỉ cũng đòi hỏi cao hơn.
Bạn có thể đắp chất trám lên răng sau đói thực hiện định hình sao cho giống với phần răng bị mất nhất. Như vậy cách thực hiện cơ bản giống với sáp nha khoa.
Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà hiệu quả không?
Dưới đây là những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng mà có thể gây ra khi áp dụng các phương pháp phục hồi răng bị mẻ tại nhà:
- Sử dụng chất liệu sáp hoặc sáp không đảm bảo vệ sinh có thể gây viêm nhiễm và nhiễm khuẩn trong miệng.
- Việc mài răng không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến phần tuỷ và ngà răng, gây viêm tuỷ và sâu răng nếu lớp men bảo vệ bị phá vỡ.
- Phục hồi răng không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và hỏng răng, có thể dẫn đến việc nhổ răng.
- Các phương pháp phục hồi răng tại nhà chỉ phù hợp với mẻ nhỏ và mẻ ở răng cửa, không hiệu quả cho mẻ ở chân răng hoặc răng trong vỡ.
- Sử dụng sáp chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ của răng mẻ, nhưng hạn chế khả năng nhai.
- Theo chuyên gia nha khoa, sáp chỉ giúp phục hình và cải thiện thẩm mỹ, không giải quyết vấn đề hạn chế chức năng nhai.
Giải pháp phục hồi răng bị mẻ bền lâu
Theo các chuyên gia nha khoa, khi bạn gặp phải tình trạng răng bị mẻ, bạn nên lập tức đến các cơ sở nha khoa để tiến hành tìm ra những giải pháp phục hồi răng bị mẻ bền lâu. Tại đây, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mẻ, vỡ răng và đề xuất phương pháp phục hình thích hợp cho từng trường hợp.
Hàn/ trám răng mẻ
Phương pháp đầu tiên và phổ biến nhất trong các giải pháp phục hồi răng bị mẻ bền lâu đó là hàn/trám răng.
Trong trường hợp tình trạng mẻ răng nhỏ, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng phương pháp hàn hoặc trám để khắc phục.
Thông thường trong trường hợp này bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu hàn Composite vì nó có nhiều ưu điểm, như màu sắc tương đồng với răng thật và có thể duy trì hiệu quả từ 3 đến 5 năm.
Sau khi quá trình phục hình hoàn tất, bác sĩ có thể sử dụng chiếu laser xanh để cố định miếng trám vào răng, giúp nó kéo dài thời gian hiệu quả hơn.
Bọc sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi răng bị mẻ được nhiều người ưa chuộng. Đây là một giải pháp hiệu quả cho các trường hợp mẻ răng ngang, mẻ lớn, hoặc mẻ ở chân răng.
Thời gian thực hiện của phương pháp sẽ mất khoảng 2 ngày, lúc này bạn sẽ có được hàm răng đều, đẹp và trắng sáng, giúp tăng thêm sự tự tin.
Một ưu điểm đặc biệt của phương pháp bọc răng sứ là khả năng kéo dài đáng kể, lên đến 20 năm. Hiện nay, có hai loại chất liệu chính được sử dụng cho việc bọc răng sứ: răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
Trong đó, răng toàn sứ mang lại nhiều ưu điểm hơn, bao gồm tuổi thọ cao, không gây ra hiện tượng đen viền nướu và có độ thẩm mỹ cao hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn phục hồi răng bị mẻ lâu dài và đẹp, phương pháp bọc răng toàn sứ là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất.
Cách chăm sóc sau khi phục hình răng bị mẻ
Để duy trì kết quả phục hình răng lâu nhất, bạn cần chăm sóc sau khi phục hình răng bị mẻ:
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng cách thực hiện chuyển động vòng tròn nhẹ nhàng để làm sạch răng và bảo vệ nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn và mảy bám.
- Hạn chế đồ ngọt và đường: Giảm tiêu thụ các loại đồ ngọt, đường như nước ngọt, chocolate, bánh kẹo, v.v. Vì đường làm tăng nguy cơ sâu răng và gây hư hại răng.
- Hạn chế thực phẩm có tính axit cao: Tránh ăn những thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, khóm, v.v. Nếu tiếp xúc với những thực phẩm này, hãy súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm lượng axit gắn vào răng.
- Tăng cường ăn rau xanh: Rau xanh có chứa chất xơ cao, giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp lấy đi các mảy bám thức ăn trên răng và hỗ trợ chức năng của tuyến nước bọt.
- Tránh dùng răng để cắn đồ như chai, bao bì thực phẩm, v.v.
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng: Khi tham gia hoạt động thể thao hoặc khi ngủ, hãy sử dụng máng bảo vệ răng để ngăn ngừa việc nghiến răng và bảo vệ răng khỏi tổn thương.
Việc tuân thủ những những lưu ý khi chăm sóc sau khi phục hình răng bị mẻ sẽ giúp bạn duy trì hiệu quả và sức khỏe của quá trình phục hình răng.
Tổng kết lại, việc phục hồi răng bị mẻ tại nhà có thể giúp chúng ta khắc phục nhanh chóng tình trạng mẻ răng và khôi phục chức năng của răng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp mẻ nhỏ và đơn giản.
Đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và phục hồi phần răng bị mẻ.
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023