Nghiến răng là một thói quen xấu thường gặp mà nhiều người mắc phải. Nếu nghiến răng kéo dài và không được xử lý kịp thời, có thể gây mòn men răng, và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của những người sung quanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian nhé.
Giới thiệu về chứng nghiến răng khi ngủ
Bruxism, hay còn gọi là bệnh nghiến răng, là tình trạng mà người bệnh thường nghiến chặt hoặc mài răng một cách vô thức. Nếu tình trạng này xảy ra trong giấc ngủ, thì được gọi là bruxism giấc ngủ.
Tình trạng này nếu kéo dài trong một khoảng thời gian có thể gây nhiều tác hại như răng bị mòn, phẳng, gãy hoặc nứt, đau hàm hoặc cơ hàm, làm tăng độ nhạy cảm của răng, đau tai, nhức đầu, đau mặt mãn tính và đôi khi gây mất ngủ cho bản thân và người bên cạnh.
Chứng bệnh này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của một người một cách đáng kể.
Dấu hiệu và triệu chứng nghiến răng khi ngủ
Những dấu hiệu và triệu chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp đó là:
- Nghiến răng siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress.
- Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ
- Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong
- Sự mẫn cảm của răng tăng lên
- Siết chặt hàm hoặc co cơ
- Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm
- Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm
- Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai
- Đau đầu âm ỉ buổi sáng
- Đau vùng mặt mạn tính
Tác hại của bệnh nghiến răng
Nghiến răng là một bệnh lý rất phổ biến, nhưng nhiều người bị bệnh không nhận biết và coi thường những tác hại của bệnh nghiến răng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, nghiến răng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho răng và xương hàm như tổn thương cấu trúc, mòn răng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nha chu.
Trong hầu hết các trường hợp, tác hại của bệnh nghiến răng thường không quá nặng, Nhưng nếu tình trạng trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:
- Tổn thương răng hoặc hàm
- Căng đầu, đau, nhức đầu
- Đau mặt hoặc hàm nặng
- Biến dạng khuôn mặt
- Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng
- Hội chứng rối loạn khớp thái dương-hàm (TMJs). Chứng ngiến răng ngủ có thể làm bệnh này nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghiến răng
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghiến răng? Tình trạng ngủ nghiến răng có thể do sự kết hợp của các yếu tố vật lý, tâm lý và di truyền như:
- Những cảm xúc như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng
- Thói quen nghiến răng khi quá tập trung
- Nhai kích động khi ngủ
- Những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ:
• Stress: Ngủ nghiến răng là bệnh gì? Tình trạng quá lo lắng và stress, tức giận hoặc thất vọng có thể dẫn tới nghiến răng.
• Tuổi tác: Chứng ngủ nghiến răng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành.
• Tính cách: Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.
• Thuốc và các chất kích thích: Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffeine, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng.
• Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc hội chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh.
• Các hội chứng rối loạn khác: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.
Bác sĩ thường xác định nguyên nhân gây nghiến răng trong lúc ngủ bằng cách hỏi các câu hỏi về sức khỏe răng miệng nói chung, các loại thuốc người đó sử dụng, sinh hoạt hàng ngày và thói quen ngủ. Để xác định chứng nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào, bác sĩ có thể kiểm tra:
- Mức đau nhức ở các cơ hàm.
- Những bất thường về răng miệng như vỡ răng hoặc bị mất răng.
- Các tổn thương răng miệng, tổn thương xương bên dưới và bên trong má thông qua chụp X-quang.
Điều trị nghiến răng khi ngủ bằng cách nào?
Để chữa nghiến răng khi ngủ thì bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và xác định xem bệnh nhân đang ở mức độ nào, do vậy cần phải kiểm tra:
- Mức đau nhức ở các cơ hàm ở người bệnh;
- Người bệnh có bị mất răng hoặc vỡ răng hay không;
- Kiểm tra tổn thương xương bên dưới và bên trong má của người bệnh;
- Kiểm tra các rối loạn có thể gây ra chứng đau hàm hoặc đau tai và các vấn đề về răng hoặc tình trạng sức khỏe khác.
Trong quá trình chữa nghiến răng khi ngủ, nếu nguyên nhân gây có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ thì bác sĩ có thể khuyên người bệnh gặp các chuyên gia về giấc ngủ để xác định xem có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không và tình trạng nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào.
Nếu nguyên nhân là do tâm lý thì có thể người bệnh sẽ gặp bác sĩ tâm lý để điều trị tâm lý trước.
Khi chữa nghiến răng khi ngủ, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người bệnh, giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng do chứng nghiến răng khi ngủ gây ra, đồng thời cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
Một số các loại thuốc thường dùng trong chữa nghiến răng khi ngủ bao gồm: thuốc giãn cơ, tiêm Botox (dùng trong trường hợp người mắc chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác), thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm…
Ngoài ra, một số can thiệp nha khoa có thể được sử dụng khi chữa nghiến răng cho người bệnh bao gồm:
- Dụng cụ bảo vệ hàm: Người bệnh sẽ được sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ hàm răng của mình. Dụng cụ này có thể được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng và được thiết kế để giữ răng tách nhau ra và tránh những tổn thương cho răng;
Chỉnh nha: Nếu việc đeo máng chống nghiến răng khi ngủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu thì có thể sử dụng biện pháp chỉnh nha để sửa chữa những hư hỏng trên răng.
Nhức răng nên làm gì? Nguyên nhân nhức răng và cách phòng ngừa
Các cách chữa nghiến răng khi ngủ khi ngủ hiệu quả tại nhà
Có nhiều cách chữa nghiến răng khi ngủ, điển hình là các cách trong nhân gian và trong nha khoa sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Để duy trì một sức khỏe tốt bạn nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy tập trung vào việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và uống đủ sữa để cung cấp đủ canxi cho cơ thể.
Hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, cafe và rượu bia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Dùng thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y, bệnh nghiến răng có thể do uất nhiệt trong cơ thể gây ra, do đó cần tiêu thấp nhiệt và cân bằng can khí và có thể dùng thuốc đông y để chữa.
Một số phương pháp Đông y được cho rằng có khả năng hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ chẳng hạn như châm cứu hạ quan, giáp xa, thính nội, hành gian.
Đồng thời, bạn cũng có thể dùng thuốc Đông y có chứa các thành phần như bạch truật, sinh khương, sa tiền, quy đầu, sài hồ, bạch thược, bạch linh, mộc thông, bạc hà, hoàng cầm, trần bì, chi tử, trích thảo, trạch tả và long đởm thảo.
Cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian bằng đậu đen hầm muối
Để áp dụng phương pháp cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian này, bạn cần chuẩn bị một lượng đậu đen đủ để sử dụng trong một khoảng thời gian.
Sau đó rửa sạch và sơ chế đậu đen trước khi đem ninh nhừ như khi nấu chè. Tuy nhiên, thay vì dùng đường, bạn sẽ dùng muối. Hãy ăn món này liên tục trong khoảng 2 đến 3 tuần, ăn cả đậu và nước, và bạn sẽ thấy tình trạng bệnh của mình được cải thiện đáng kể.
Massage hàm
Massage hàm là một cách hiệu quả khác để giảm thiểu căng thẳng và những cơn đau do nghiến răng.
Có một số phương pháp bạn có thể sử dụng để xoa bóp hàm như sau:
- Duy trì khoảng cách giữa răng trên và răng dưới của bạn để tập đặt hàm đúng cách, tránh nghiến răng.
- Bài tập hàm: Mở đóng, chuyển động tròn lặp đi lặp lại giúp thư giãn cơ hàm. Đồng thời, sử dụng các đầu ngón tay massage theo chuyển động tròn cùng vài giọt tinh dầu. Thực hiện ngày 3 lần, mỗi lần tập 10 phút.
Kết hợp massage cơ cổ, cơ vai, khu vực hai bên đầu và trán để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.
Uống sữa ấm
Uống sữa ấm với bột nghệ có thể giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến chứng nghiến răng khi ngủ.
Tryptophan, một loại axit amin có trong sữa giúp thư giãn các dây thần kinh, giúp cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn.
Đặc biệt, khi kết hợp sữa nóng với nghệ gia tăng hoạt động chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, giảm viêm và đau do viêm đem đến hiệu quả đáng kể trong việc giảm nghiến răng khi ngủ.
Bên cạnh đó, chất curcumin trong nghệ có khả năng xoa dịu các triệu chứng của bệnh trầm cảm do làm tăng mức BDNF – một hoạt chất dinh dưỡng thần kinh từ não, vì vậy nghệ đóng vai trò như một phương thuốc chống trầm cảm hiệu quả.
Mặc dù các phương pháp chữa nghiến răng có thể mang lại hiệu quả, nhưng bạn cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng thích hợp.
Nếu bạn đã sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không thấy cải thiện, hoặc tình trạng bệnh của bạn vẫn tiếp tục kéo dài và trở nên nặng hơn, thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc thực hiện các cách chữa nghiến răng khi ngủ khi ngủ bằng rất hiệu quả và đơn giản để áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiến răng của bạn không được cải thiện sau khi thực hiện những phương pháp này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ nha khoa để tìm ra giải pháp phù hợp.
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023