Có nhiều lý do khiến bạn bị chảy máu chân răng, đây cũng là hiện tượng phổ biến nhất của bệnh viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng gây ra nhiều khó chịu nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những cách chữa chảy máu chân răng dễ thực hiện tại nhà giúp giảm tình trạng chảy máu và đảm bảo rằng nướu của bạn luôn khỏe mạnh nhé!
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, một vấn đề phổ biến. Có nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra chảy máu chân răng, bao gồm:
Viêm lợi chảy máu chân răng
Nướu bị chảy máu là dấu hiệu của viêm nướu. Đây là bệnh nướu răng phổ biến, thể nhẹ, gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu. Nếu bị viêm, nướu của bạn có thể bị kích ứng, đỏ và sưng lên, gây chảy máu chân răng.
Viêm nha chu có thể được chữa khỏi bằng cách chăm sóc răng miệng thật tốt, đánh răng ngày 2 lần, dùng thêm nước súc miệng kháng khuẩn và thăm khám, cạo vôi răng định kỳ, thường xuyên.
Viêm nha chu làm chảy máu chân răng
Viêm nướu không được can thiệp và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu gây chảy máu chân răng do mô nướu tổn thương, cấu trúc xương nâng đỡ chân răng bị phá hủy, gây nhiễm trùng và tụt nướu, răng lung lay hoặc mất răng.
Viêm nha chu cũng dẫn đến các vấn đề hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, thay đổi khớp cắn, nướu đỏ, sưng, mềm.
Áp xe răng
Áp xe răng là một túi mủ nhỏ do vi khuẩn gây ra. Áp xe có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau gần răng vì những lý do khác nhau. Áp xe quanh chóp (periapical) xảy ra ở đầu chân răng. Áp xe nha chu (periodontal) xảy ra ở nướu và mô ở quanh răng.
Áp xe nha chu gây đau và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Khi bị áp xe chân răng, áp xe nướu người bệnh có những biểu hiện như đau nhức vùng bị áp xe, sốt cao, sưng vùng mặt.
Chảy máu chân răng do đánh răng không đúng cách
Nhiều người lầm tưởng đánh răng mạnh sẽ làm sạch răng tốt hơn. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, vì nướu là các mô mỏng, đánh răng không đúng cách, đánh răng mạnh làm nướu bị tổn thương và chảy máu.
Khi chọn bàn chải đánh răng bằng tay hay bằng điện, hãy chọn loại có lông bằng nylon mềm có đầu cùn. Các loại bàn chải có lông cứng có thể làm hỏng men răng hoặc khiến nướu sưng đỏ.
Khi đánh răng, hãy sử dụng các chuyển động tròn, nhẹ nhàng để làm sạch răng và nướu. Dù nhiều người sử dụng chuyển động tới lui nhưng chuyển động này có thể gây kích ứng và làm hỏng nướu, khiến chúng bị đau và dễ chảy máu hoặc tụt lợi.
Do kỹ thuật dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để giúp loại bỏ mảng bám ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể với tới. Nhưng khi dùng chỉ nha khoa cũng khiến chân răng chảy máu, gây sưng hoặc chảy máu nướu do kỹ thuật chưa đúng.
Thao tác nhẹ nhàng khi dùng chỉ nha khoa, thay vì buộc chỉ giữa các răng, hãy cẩn thận trượt nó lên và xuống theo đường cong của từng chiếc răng.
Thuốc lá
Sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác gây hại nhiều cho nướu. Những người hút thuốc có nhiều khả năng phát triển bệnh nướu răng. Thói quen hút thuốc gây ra một số vấn đề về nướu như: nướu nhạy cảm, chảy máu, lở nướu.
Chảy máu chân răng do chấn thương răng
Để cầm máu bạn nên sử dụng một miếng gạc hoặc túi trà đã được làm ẩm để tạo áp lực lên vị trí chảy máu.
Do phẫu thuật nha khoa
Một vết cắt trong mô nướu khi phẫu thuật nha khoa có thể dẫn đến chảy máu. Cần có thời gian để vị trí phẫu thuật phục hồi, tình trạng chảy máu nướu răng cũng dần dần giảm và khỏi hẳn khi vết thương lành. Bạn có thể gặp tình trạng này sau khi nhổ răng, phẫu thuật cấy ghép nha khoa, lấy tủy răng,….
Các cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà
Dưới đây là các cách chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng của mình:
Dùng gạc để cầm máu
Một biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà khi bị chảy máu nướu răng là sử dụng gạc để cầm máu. Tương tự như khi bạn bị chảy máu ở bất kỳ phần nào khác trên cơ thể, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách đặt một miếng gạc sạch và ẩm lên vùng nướu bị chảy máu.
Tuy nhiên, đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc các tình trạng bệnh lý khác, quá trình cầm máu có thể kéo dài hơn. Trong trường hợp này, họ có thể cần áp dụng biện pháp bổ sung để giúp dừng chảy máu nướu răng.
Cách chữa chảy máu chân răng bằng chườm lạnh
Một biện pháp khắc phục tại nhà là chữa chảy máu chân răng bằng chườm lạnh lên đường viền nướu để giảm sưng và hạn chế máu chảy. Ngoài ra, chườm đá cũng có tác dụng làm dịu vết thương nhẹ trong miệng, như vết cắt và vết xước. Hơi lạnh từ đá cũng giúp giảm đau và sưng tấy trong trường hợp viêm lợi.
Để tăng hiệu quả cho phương pháp chữa chảy máu chân răng bằng chườm lạnh bạn nên thường xuyên thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi di cảm thấy đau nhức vùng chân răng.
Dùng nước súc miệng
Một biện pháp khác trong việc khắc phục chảy máu nướu răng là sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.
Nước súc miệng không chỉ có tác dụng điều trị mà còn giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm tình trạng viêm nhiễm, đồng thời có thể được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa viêm nướu – một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu nướu.
Trong nước súc miệng kháng khuẩn chứa các thành phần hoạt tính phổ biến gồm chlorhexidine hoặc hydrogen peroxide. Những chất này đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm nhiễm trong miệng.
Bằng cách sử dụng nước súc miệng đúng cách, bạn có thể tận dụng lợi ích của các thành phần này để giảm chảy máu chân răng..
Súc miệng bằng nước muối
Một cách chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà khác là sử dụng nước muối ấm để súc miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm vi khuẩn và cầm máu nướu. Bạn có thể pha nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây từ ba đến bốn lần một ngày.
Khi chảy máu chân răng do chấn thương, súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Điều này giúp hỗ trợ quá trình lành vết thương và giảm tình trạng chảy máu.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chảy máu chân răng cũng có thể là một tín hiệu cho thấy việc vệ sinh răng miệng chưa được thực hiện đúng cách. Khi tình trạng sức khỏe răng miệng yếu thường sẽ đi kèm với viêm nướu và có thể xảy ra khi mảng bám tích tụ dọc theo viền nướu.
Để cải thiện vệ sinh răng miệng, bạn nên thực hiện đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần hàng ngày là cần thiết.
Đặc biệt, việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ cũng có thể có thể khiến tình trạng răng miệng yếu đi và gây ra bệnh nướu răng và chảy máu chân răng.
Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp
Nếu bạn có nướu răng nhạy cảm, hãy lựa chọn bàn chải đánh răng có nhãn ghi siêu mềm hoặc dành cho răng nhạy cảm.
Để đảm bảo hiệu quả, khuyến cáo sử dụng bàn chải đánh răng với lông mềm trong ít nhất 2 phút, và thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Các chuyên gia nha khoa cho rằng cả bàn chải đánh răng thủ công và bàn chải răng điện đều có hiệu quả trong việc làm sạch răng.
Hãy nhớ thay thế bàn chải đánh răng của bạn sau 3 tháng sử dụng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn. Điều này đảm bảo rằng bạn sử dụng một bàn chải đánh răng hiệu quả và không gây tổn thương cho nướu răng.
Ngừng hút thuốc
Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc có liên quan đến bệnh nướu răng gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Thuốc lá có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn mảng bám.
Uống trà xanh
Uống trà xanh cách cũng là cách chữa chảy máu chân răng đơn giản hiệu quả. Thực hiện hàng ngày được chứng minh có thể đẩy lùi bệnh nha chu và giúp cầm máu. Thành phần catechin trong trà xanh là một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng.
Tăng lượng vitamin C cho cơ thể
Việc bổ sung vitamin C có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và đối phó với nhiễm trùng nướu gây chảy máu.
Thiếu hụt vitamin C có thể làm tình trạng chảy máu nướu răng trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp bị bệnh nướu răng. Đáng chú ý, việc thiếu hụt vitamin C cũng có thể gây chảy máu nướu răng ngay cả khi bạn duy trì các thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
Để bổ sung vitamin C, hãy tập trung vào việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C như cam, khoai lang, ớt đỏ và cà rốt. Đây là những nguồn dinh dưỡng tự nhiên chứa nhiều vitamin C và có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe nướu răng.
Tăng lượng vitamin K
Việc bổ sung đủ vitamin K trong chế độ ăn cũng có thể giúp giảm tình trạng chảy máu nướu răng. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Thiếu hụt vitamin K có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
Để bổ sung vitamin K, hãy tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin K như rau bina, cải xoăn, mù tạt và các loại rau xanh khác.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nào cần gặp bác sĩ? Nếu tình trạng chảy máu nướu không được cải thiện trong khoảng 7 đến 10 ngày, bạn nên đến thăm khám tại các nha khoa.
Tại đây bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như làm sạch mảng bám, tẩy cao răng và khuyến khích quá trình lành nướu và có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra việc thiếu hụt vitamin hoặc yếu tố khác có thể gây chảy máu nướu và đưa ra giải pháp phù hợp với bạn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn các cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bác sĩ Nga để được tư vấn tận tình nhé!
- Lấy tủy răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình lấy tủy - Tháng chín 23, 2023
- Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý - Tháng chín 23, 2023
- Nhổ răng kiêng ăn gì cho nhanh phục hồi, đỡ đau? - Tháng chín 23, 2023