5 Cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả và các lưu ý cần biết

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

Quá trình nhổ răng gây tác động đến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Do đó, chảy máu và đau buốt là hiện tượng thường gặp ở những người sau khi mới nhổ răng. Vậy cách cầm máu khi nhổ răng nào hiệu quả? Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để biết cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài? Khi tiến hành nhổ răng, việc chảy máu là một việc không thể tránh khỏi do sự tác động của các dụng cụ nha khoa vào mô mềm xung quanh răng. Thông thường, sau khi nhổ răng khoảng 30 phút, máu sẽ ngừng chảy và hình thành cục máu đông trong hốc răng.

Tuy nhiên, nếu sau khi nhổ răng máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng, đây là dấu hiệu của tình trạng bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu dài ngày hoặc chảy máu mạnh, bao gồm:

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?
Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

Rỉ máu kéo dài

Sau khi răng được nhổ, chảy máu là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy liên tục thì đó là hiện tượng bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều sau khi nhổ răng, bao gồm:

  • Răng quá to, vết rạch nướu quá sâu và rộng sẽ gây đau nhức và chảy máu kéo dài.
  • Bệnh nha chu không được điều trị trước khi nhổ răng.
  • Vận động mạnh, cười nói nhiều, hoặc áp lực lớn có thể làm cục máu đông bị vỡ, làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tác động của vật nhọn có thể tổn thương lỗ nhổ răng và gây ra chảy máu.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng và việc vệ sinh không thức ăn không sạch cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và đau nhức.
  • Một số trường hợp đặc biệt như người thiếu vitamin C, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bệnh giảm tiểu cầu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu sau khi nhổ răng.

Top 8 cách trị nhức răng dân gian tại nhà hiệu quả nhất 

Chảy máu ồ ạt

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

Các nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng không chỉ bao gồm các yếu tố về sức khỏe của bệnh nhân mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật và trang thiết bị y tế được sử dụng.

Nếu bác sĩ không thực hiện quy trình nhổ răng cẩn thận, có thể làm trượt kìm hoặc bẩy gây tổn thương đến mô mềm xung quanh răng, thậm chí đứt mạch máu quanh răng.

Ngoài ra, nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chảy máu sau khi nhổ răng.

Điều này có thể xảy ra khi các dụng cụ nha khoa không được khử trùng đầy đủ, hoặc khi vệ sinh răng miệng không được thực hiện đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thành sâu răng hoặc ổ viêm gây chảy máu kéo dài và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nặng nề, thậm chí gây tử vong.

Cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Như đã đề cập ở phần trước, chảy máu sau khi nhổ răng thường do những nguyên nhân chủ quan như răng quá to, vết rạch nướu quá sâu và rộng, hoặc không vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn uống. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể cầm máu tại nhà bằng những cách đơn giản sau đây:

Cố định băng gạc đúng vị trí

Để cầm máu khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và dặn bạn cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ và đông lại nhanh hơn. Do đó khi về đến nhà, bạn cũng có thể thực hiện cách này như sau:

  • Lấy một miếng gạch sạch cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng.

  • Đặt miếng gạc đã chuẩn bị vào vị trí răng vừa nhổ, và cố định chắc chắn bằng cách cắn giữ trong khoảng 45 – 60 phút. Việc này sẽ tạo áp lực lên ổ răng nên có thể ngăn chặn được tình trạng chảy máu ở các mao mạch nhỏ.

Ngoài cách này, bạn có thể làm tương tự với túi lọc trà để nhanh chóng tạo cục máu đông, giảm thiểu tình trạng chảy máu.

Cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Không tác động đến cục máu đông

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế tác động đến cục máu đông. Bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc cầm máu và hồi phục vết thương. Do đó, bạn nên kiêng kỵ những thói quen dưới đây:

  • Khạc nhổ, súc miệng quá mạnh.

  • Vận động mạnh, ăn đồ cứng.

  • Sử dụng ống hút hoặc tay, lưỡi chạm vào vị trí vừa nhổ răng khôn.

  • Chơi các loại nhạc cụ như kèn, sáo,…

Nguyên nhân và cách giảm nhức răng hiệu quả

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Tinh thần thoải mái, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Để cầm máu khi nhổ răng khôn bạn nên tránh làm việc nặng nhọc ít nhất 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng. Đồng thời bạn nên kê cao đầu khi ngủ để kiểm soát tình trạng chảy máu.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần giúp bạn hồi phục nhanh chóng. Sau khi nhổ răng khô, bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm nhừ như: cháo, súp,… Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh ăn các đồ cứng, dai tránh tình trạng làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm các loại sinh tố trái cây.

Đặc biệt, trong thời điểm này bạn không nên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau khi mới nhổ răng khôn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vậy vệ sinh răng miệng như thế nào để cầm máu khi nhổ răng khôn? Trong khoảng 1 – 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng và giúp vết thương nhanh lành.

Vào những ngày tiếp theo thì bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng và tránh động chạm đến vị trí vừa nhổ răng.

Thăm khám bác sĩ

Sau khi đã áp dụng những biện pháp trên mà máu vẫn chảy kéo dài thì bạn nên tìm gặp nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và đề ra phương pháp xử lý:

  • Trường hợp chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương thì nha sĩ sẽ giúp bạn rửa sạch, khâu miệng vết thương.

  • Nếu sót chân răng, tổ chức viêm thì bạn cần được nạo bỏ hết những phần này, rửa sạch và cắn gạc tẩm oxy già để hạn chế viêm nhiễm.

  • Đối với tình trạng chảy máu do đứt mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu đó.

Tổng hợp 15 cách làm giảm đau răng hiệu quả tại nhà

Ăn uống và sinh hoạt thế nào để máu ngừng chảy sau khi nhổ răng

Ngoài những cách cầm máu trên, bạn cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hạn chế làm tổn thương đến vết mổ.

Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Sau khi nhổ răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt như sữa chua, súp, kem, khoai tây nghiền trong 3 ngày đầu.

Những loại thức ăn này không cần phải nhai hoặc cắn xé nhiều, giúp giảm thiểu đau đớn và tác động không tốt lên vết thương. Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe như trứng, sữa, hải sản, củ dền, củ cải, nho… nhưng phải xay nhuyễn trước khi ăn để tránh kích thích vết thương.

Những thực phẩm cần hạn chế sau nhổ răng là những đồ cứng và dai như: các loại hạt, đá viên, kẹo…sẽ cần dùng đến lực mạnh để nhai, nghiền. Điều này có thể làm tổn thương phần nướu chưa lành hẳn, gây chảy máu và khiến thời gian lành thương kéo dài hơn.

Những thực phẩm cần hạn chế sau nhổ răng

Thực phẩm có độ giòn như các loại bánh quy, đồ chiên, rán…

Khi ăn bánh quy, đồ chiên, rán… thì sẽ có các mảnh vụn giắt lại ở kẽ chân răng, gây viêm ở vị trí mới nhổ răng.

Hạn chế tối đa các món cay, nóng hoặc chua

Những thực phẩm cần hạn chế sau nhổ răng

Những món ăn chua như: dưa cà muối, cải chua muối, cam, chanh… có chứa nhiều axit sẽ làm vết thương có cảm giác đau rát. Hoặc những đồ cay, nóng như: ớt, lẩu… với nhiệt độ cao sẽ làm chậm quá trình lành thương.

Thức uống có ga, nước ngọt

Những thực phẩm cần hạn chế sau nhổ răng

Trong nước ngọt có hàm lượng đường cao, khi đường tiếp xúc với nước bọt có tính axit sẽ gây ra phản ứng khử, khiến tình trạng viêm nhức sau khi nhổ răng kéo dài. Vết thương cũng khó lành hơn.

 Không được sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng xấu tới vết thương, khiến chúng lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nên cần phải kiêng tuyệt đối sau khi nhổ răng.

Vệ sinh răng miệng như thế nào?

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, tránh súc miệng bằng nước muối hoặc nước lọc để tránh làm khô và phá vỡ cục máu đông. Thay vào đó, hãy sử dụng gạc thấm máu để giữ vệ sinh miệng.

Khi ăn uống, không sử dụng lưỡi đá hoặc vật nhọn để lấy thức ăn ra vì có thể gây tổn thương cho vết thương và làm chậm quá trình hồi phục.

Trong 24 giờ tiếp theo, nếu không có máu trong miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng để giữ vệ sinh miệng. Tuy nhiên, hãy tránh tác động quá mạnh vào vết thương.

Sau 3 ngày, bạn có thể đánh răng bình thường nhưng cần chú ý tránh vị trí đã nhổ răng để không gây tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình chữa lành.

Đính đá răng là gì? Quy trình làm? Giá bao nhiêu? Lưu ý cần biết

Các lưu ý cần biết khi thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng

Các lưu ý cần biết khi thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng:

Nếu như bạn đã áp dụng đầy đủ các cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà nhưng vẫn không thể ngừng chảy máu hoặc máu vẫn chảy nhiều, thì bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra và cầm máu kịp thời.

Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng, niêm mạc bị rách rộng hoặc sót chân răng, hạt sạn, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp phẫu thuật như khâu lại vết mổ, mở nướu để lấy dị vật ra ngoài, tiểu phẫu buộc thắt mạch máu, đóng nướu để đẩy nhanh quá trình lành thương.

Việc đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn.

Các lưu ý cần biết khi thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng
Các lưu ý cần biết khi thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng

Trên đây là một số phương pháp đơn giản và hiệu quả để cầm máu sau khi nhổ răng cũng như những lưu ý cần biết khi thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu không được kiểm soát hoặc kéo dài quá lâu, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng là hãy luôn chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật thường xuyên để có một hàm răng khỏe mạnh và sáng đẹp. Nếu bạn có thắc mắc gì về cách cầm máu khi nhổ răng, hãy liên hệ với Bác sĩ Nga để được tư vấn tận tình nhé!

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *