Bọc răng sứ có đau không? Quy trình làm răng sứ

Có nên bọc răng sứ không?

Bọc răng sứ đang là một kỹ thuật thẩm mỹ răng miệng an toàn, hiệu quả được rất nhiều người tin chọn và đánh giá cao. Sở hữu được hàm răng đều đặn, trắng sáng hoàn hảo với nụ cười đầy cuốn hút là những gì mà bạn sẽ nhận được sau khi làm răng sứ.

Tuy nhiên trước khi thực hiện nhiều người vẫn đắn đo, thắc mắc việc bọc răng sứ có đau không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé

Bọc răng sứ là gì?

Nụ cười là bộ phận quan trọng nhất của khuôn mặt, vì vậy bọc răng sứ đã trở thành một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng miệng được ưa chuộng nhất hiện nay.

Với sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu sứ và kim loại, chụp lên trên phần răng bị khiếm khuyết hay đang bị hư tổn nhờ đó giúp tái tạo hoàn hảo hình dáng và màu sắc tự nhiên cho răng, giúp bạn có một nụ cười tươi sáng và tự tin hơn. 

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có lợi ích gì?

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có lợi ích gì? Bọc răng sứ là kỹ thuật được các bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân gặp các khiếm khuyết răng như vỡ mẻ răng, hở kẽ răng, răng thưa, răng mọc lệch lạc, răng nhiễm màu kháng sinh,… Phương pháp này có nhiều lợi ích nổi bật như:

  • Khắc phục những khuyết điểm của răng như hô, móm, khấp khểnh, xỉn màu, thưa nhẹ,… mang lại nụ cười hoàn hảo hơn;
  • Độ bền và độ chịu lực tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai sau này;
  • Bảo vệ răng thật tối đa trong các trường hợp răng sâu, răng vỡ mẻ, răng đã chữa tủy;
  • Có nhiều loại răng sứ với nhiều tone màu tự nhiên;
  • Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng người dùng.
Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng bọc răng sứ cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nếu mài răng không đúng tỷ lệ, chạm vào buồng tủy thì có thể khiến răng bị ê buốt, đau nhức kéo dài, thậm chí hỏng cả răng thật.

Bên cạnh đó, chất lượng mão sứ kém cũng làm giảm kết quả bọc răng sứ. Nhiều trường hợp cầu răng sứ quá cứng hoặc không đảm bảo chất lượng khiến răng đối diện bị mòn. Bên cạnh đó, răng sứ kém chất lượng cũng có thể gây kích ứng nướu răng.

Điều trị tủy răng và những thông tin cần lưu ý

Những trường hợp được chỉ định làm răng sứ

Bọc răng sứ không chỉ là một phương pháp làm đẹp răng đơn thuần, mà còn được chỉ định cho những trường hợp khác nhau như: khi răng bị chết tủy, bị sâu quá nhiều hoặc có vết mẻ quá lớn, răng mọc thưa, hô, lệch lạc hoặc bị ố màu nặng gây mất thẩm mỹ. 

Đây là một giải pháp phục hình thẩm mỹ hiệu quả và mang lại sự tự tin cho những người bị các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ có đau không?

Trước khi thực hiện việc mài một phần men răng bên ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê để làm tê liệt vùng này. Nhờ đó, khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu quá mức trong quá trình này.

Tổng thể, việc làm răng sứ có đau không phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và trang thiết bị nha khoa sử dụng. Khi bác sĩ có tay nghề giỏi và thực hiện đúng kỹ thuật, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, quy trình bọc răng sứ sẽ diễn ra êm ái và mang lại kết quả như mong muốn.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Quy trình làm răng sứ được diễn ra như thế nào?

Để hiểu hơn về việc bọc răng sứ có đau không hãy cùng tìm hiểu quy trình làm răng sứ thường gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám (chụp X-quang nếu cần) và lên kế hoạch điều trị

Để bắt đầu quá trình bọc răng sứ, trước hết khách hàng sẽ trải qua một cuộc khám tổng quát răng miệng và các xét nghiệm như chụp X-quang để phát hiện các vấn đề về răng sâu, viêm tủy và các vấn đề khác.

Nha sĩ sẽ dựa trên kết quả khám để chẩn đoán tình trạng của răng và đề xuất cho khách hàng những loại răng sứ phù hợp với điều kiện tài chính và tình trạng răng của bạn.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bước 2: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu răng tạm

Sau khi chẩn đoán tình trạng răng và lựa chọn loại răng sứ phù hợp, quá trình chuẩn bị cho việc bọc răng sứ được tiến hành. 

Đầu tiên, khách hàng sẽ được thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ càng bao gồm cạo vôi răng, vệ sinh khoang miệng và loại bỏ tình trạng viêm nướu (nếu có). 

Tiếp theo, để làm căn cứ cho việc chế tác răng sứ, khách hàng sẽ được tiến hành lấy dấu răng tạm thời.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bước 3: Gây tê, mài cùi răng, lấy dấu làm răng sứ và gắn răng tạm

Trước khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ trải qua một cuộc khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe đủ tốt cho quá trình điều trị. Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để làm tê vùng răng cần bọc sứ, trừ khi răng đã được lấy tủy thì không cần phải gây tê. 

Tiếp theo, nha sĩ sẽ mài thân răng thành dạng cùi để tạo trụ gắn răng sứ lên trên. Sau đó, khách hàng sẽ được chụp dấu cùi răng và thực hiện quá trình lựa chọn màu sắc và hình dáng của răng sứ để đảm bảo phù hợp với mong muốn và tình trạng răng của khách hàng. 

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Dấu răng sẽ được gửi đi để chế tác răng sứ cho khách hàng trong khi đó, khách hàng sẽ được gắn răng tạm thời bảo vệ cho tính thẩm mỹ của răng và cùi răng. Răng tạm thời thường được làm bằng nhựa cứng.

Bọc răng sứ không mài là gì? Giá bao nhiêu?

Bước 4: Thử và gắn tạm răng sứ

Sau khi răng sứ được hoàn thiện, khách hàng sẽ được dẫn vào phòng khám để thực hiện kiểm tra và thử nghiệm răng sứ. Nha sĩ sẽ xác định độ khít sát, hình dáng và màu sắc của răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ kiểm tra cảm giác khi nhai của khách hàng và sẽ điều chỉnh vị trí răng sứ cho phù hợp nhất.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Khi kiểm tra hoàn tất, khách hàng sẽ được gắn răng sứ tạm thời để trải nghiệm cảm giác ăn uống và tình trạng răng sứ trong một thời gian.

Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, chẳng hạn như cảm giác khó chịu hoặc khó khăn khi nhai, khách hàng sẽ thông báo cho nha sĩ để điều chỉnh lại vị trí răng sứ và đảm bảo tính hoàn hảo của quá trình bọc răng sứ.

Bước 5: Gắn kết thúc và tái khám định kỳ 

Sau khi khách hàng đã kiểm tra và chấp nhận răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành gắn răng vĩnh viễn để hoàn tất quá trình.

Ngoài việc gắn răng sứ, khách hàng còn được hướng dẫn về cách bảo quản và chăm sóc răng sứ, bao gồm vệ sinh răng miệng và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng sứ. Để duy trì sức khỏe răng miệng và răng sứ trong tình trạng tốt nhất, khách hàng cần đặt hẹn tái khám định kỳ sau mỗi 6 tháng.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Vì sao bọc răng sứ bị đau? 

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Vì sao bọc răng sứ bị đau? Thông thường sau 1-2 ngày sau khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ trở lại trạng thái bình thường và không còn cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể có những nguyên nhân sau:

  • Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị triệt để, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và gây đau nhức. Ví dụ, nếu tủy bị nhiễm trùng chưa được loại bỏ hoàn toàn, sau khi bọc sứ có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn, làm răng đau nhức kéo dài.
  • Bác sĩ mài răng quá mức hoặc không chuẩn, làm lộ ngà răng và gây ra đau buốt sau khi làm răng sứ. Ngoài ra, nếu răng sứ lắp không đúng vị trí, lệch lạc so với răng xung quanh, lực nhai có thể tác động không đều lên răng sứ, gây cảm giác đau nhức.
  • Ngoài ra, rò rỉ keo nha khoa cũng có thể gây khó chịu và khiến răng sứ bung ra.
  • Vật liệu răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo tính dẫn nhiệt tốt cũng có thể gây đau buốt sau khi làm răng sứ.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp và chăm sóc răng miệng sai cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và tấn công, gây đau nhức.

Dấu hiệu viêm nướu răng và cách điều trị hiệu quả

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Để giảm thiểu khả năng gặp các vấn đề này, quan trọng là chọn bác sĩ có tay nghề và kỹ thuật tốt, sử dụng vật liệu chất lượng và tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu cảm thấy đau nhức kéo dài sau khi làm răng sứ, nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Các cách giảm tình trạng bọc răng sứ bị đau

Trong trường hợp bạn bị đau buốt sau khi bọc răng sứ, có thể áp dụng các cách khắc phục giúp giảm tình trạng bọc răng sứ bị đau như uống thuốc giảm đau, súc nước muối và chườm đá theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đồng thời, cách tốt nhất để chấm dứt cơn đau là đến ngay nha khoa để thăm khám và khắc phục hiệu quả. Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề sẽ giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau nhức sau khi bọc răng sứ, cũng như có phương pháp xử lý nhanh chóng nếu có vấn đề phát sinh.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không?

Bọc răng sứ không mài răng

Làm răng sứ được hiểu là việc mài xung quanh răng để lấy không gian cho 1 chụp sứ lên đó. Phần mô răng mài đi có chiều dày từ 1 – 2mm tùy từng vùng giải phẫu cụ thể, sao cho đảm bảo tính chịu lực và thẩm mỹ cao nhất.

Nhiều người nghĩ đến mài răng làm chụp sứ thì tỏ ra rất sợ hãi, họ thường dặn dò như “Bác sỹ đừng mài nhiều quá”. Thực tế, mài răng làm chụp sứ thẩm mỹ có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Không một nha sĩ nào lại muốn mài đi nhiều mô răng của bạn vì có nhiều nguy cơ liên đới. Các tiêu chuẩn để có 1 cùi răng cửa tốt cho việc bọc sứ bao gồm:

  • Độ dày đường hoàn tất khoảng 1mm
  • Mặt ngoài thân răng khoảng 1-1,5mm
  • Hạ rìa cắn khoảng 1,5 – 2mm
  • Đặt đường hoàn tất trên ngang hoặc dưới lợi 0,5mm
  • Các cạnh bên tạo góc khoảng 2- 6 độ, tốt nhất là 3 độ với đường thẳng đứng
  • Mài các bình diện tôn trọng giải phẫu răng, để cùi răng là hình ảnh thu nhỏ của răng ban đầu
  • Bo tròn các góc

Đó là cách kinh điển cho việc làm bọc răng sứ không mài răng, tuy nhiên hiện nay khi công nghệ dán phát triển mạnh mẽ, điều trị nha khoa theo nguyên tắc “bảo tồn tối đa cấu trúc mô răng thật” thì việc mài răng để làm thẩm mỹ không còn xâm lấn như trước đây.

Cụ thể với việc sử dụng mặt dán sứ Veneer, thì khi thực hiện chỉ cần mài đi một phần rất nhỏ mô răng mặt ngoài với chiều dày từ 0,3 – 0,8mm. Thậm chí nhiều trường hợp không cần phải mài răng.

Thứ tự mọc răng của bé và cách chăm sóc trẻ

Tổng quát, việc bọc răng sứ có đau hay không nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và kỹ thuật chuyên nghiệp, kết hợp với việc sử dụng thiết bị và vật liệu nha khoa hiện đại sẽ thường không gây ra đau đớn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra cảm giác đau nhức sau khi làm răng sứ do nhiều yếu tố khác nhau. Để giảm tình trạng bọc răng sứ bị đau, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khi tiến hành bọc răng sứ và thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Bác sĩ Nga để được hỗ trợ tận tình nhé!

Bác sĩ Nga

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *